Có thể làm công chức cấp xã đối với trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông?
Tốt nghiệp trung học phổ thông có thể làm công chức cấp xã không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BNV quy định tiêu chuẩn cụ thể như sau:
1. Công chức cấp xã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Nghị định số 112/2011/NĐ-CP) và các tiêu chuẩn cụ thể như sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên của ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại các xã: miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
d) Trình độ tin học: Được cấp chứng chỉ sử dụng công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và truyền thông.
Đối với quy định về trình độ giáo dục phổ thông của Công chức cấp xã phải tốt nghiệp trung học phổ thông, ngoài ra đối với chuyên môn nghiệp vụ phải tốt nghiệp đại học trở lên hoặc từ trung cấp trở lên đối với tiêu chuẩn đặt ra cho công chức làm việc ở từng địa phương có điều kiện về kinh tế - xã hội khác nhau. Như vậy, tốt nghiệp trung học phổ thông muốn làm công chức xã phải có có trình độ nghiệp vụ và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cụ thể khác được quy định, chỉ riêng tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để làm công chức cấp xã.
Ai có thẩm quyền quyết định ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã?
Theo Khoản 2 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BNV có quy định như sau:
2. Căn cứ tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:
a) Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng;
b) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ).
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã trong từng kỳ tuyển dụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?