Quy tắc về phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng bộ Y tế?
Phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng bộ Y tế?
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định về nội dung như sau:
2. Phạm vi và cách thức giải quyết công việc
a) Những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác và những vấn đề được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền.
b) Chỉ đạo các Thứ trưởng giải quyết một số công việc; trực tiếp giải quyết một số công việc đã giao cho Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực trong trường hợp cần thiết hoặc những việc liên quan đến từ hai Thứ trưởng trở lên và các công việc có ý kiến chưa thống nhất giữa các Thứ trưởng.
c) Thành lập các tổ công tác, nhóm tư vấn giúp Bộ trưởng giải quyết những vấn đề quan trọng, liên quan đến nhiều lĩnh vực.
đ) Ngoài các cách thức giải quyết công việc nêu trên, Bộ trưởng giải quyết công việc thông qua: Đi công tác, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương, cơ sở; giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội; tiếp xúc, trả lời kiến nghị của cử tri; họp báo; tiếp công dân và các cách thức giải quyết công việc khác.
đ) Trong trường hợp Bộ trưởng đi công tác nước ngoài hoặc trong các trường hợp cần thiết, Bộ trưởng ủy quyền bằng văn bản cho một Thứ trưởng điều hành giải quyết công việc của Bộ.
Bộ trưởng họp cán bộ chủ chốt các đơn vị thuộc Bộ trước khi quyết định các vấn đề nào?
Căn cứ Khoản 3 Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 1828/QĐ-BYT năm 2022 quy định về nội dung như sau:
3. Bộ trưởng đưa ra thảo luận tập thể trong Lãnh đạo Bộ hoặc họp cán bộ chủ chốt các đơn vị thuộc Bộ trước khi quyết định các vấn đề sau:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.
b) Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm và dài hạn của Bộ; dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định.
c) Kế hoạch của ngành triển khai các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của cấp trên đã ban hành.
d) Các chương trình, dự án trọng điểm của ngành.
đ) Phân bổ và điều chỉnh các nguồn vốn đầu tư hàng năm.
e) Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Bộ theo quy định.
f) Báo cáo tổng kết hàng năm về tình hình thực hiện kế hoạch và kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của Bộ.
g) Những vấn đề về ký kết và tham gia các điều ước quốc tế, kế hoạch thực hiện các cam kết bảo đảm hội nhập quốc tế.
h) Những vấn đề khác mà Bộ trưởng thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?