Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh truyền nhiễm
Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh truyền nhiễm đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 30 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này;
b) Tổ chức triển khai Chương trình tiêm chủng mở rộng và quy định danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, độ tuổi trẻ em thuộc đối tượng của Chương trình tiêm chủng mở rộng quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này;
c) Quy định phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc tuỳ theo tình hình dịch;
d) Quy định việc sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 3 Điều 27 của Luật này; điều kiện của cơ sở y tế quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật này;
đ) Quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Hội đồng tư vấn chuyên môn để xem xét nguyên nhân khi có tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế phòng bệnh truyền nhiễm. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?