Người được chỉ định công bố di chúc từ chối việc công bố thì có được đổi người công bố không?
Có được đổi người công bố di chúc khi người được chỉ định từ chối công bố?
Căn cứ Điều 647 Bộ luật dân sự 2015 quy định công bố di chúc như sau:
1. Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.
2. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.
3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.
4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.
5. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.
Như vậy, theo quy định trên, người được chỉ định công bố di chúc mà từ chối việc công bố thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc đó. Bạn và anh em trong nhà nên thỏa thuận để có một người công bố di chúc thay anh P.
Hiệu lực của di chúc có từ khi nào?
Tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 quy định hiệu lực của di chúc như sau:
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Do đó, hiệu lực của di chúc có từ thời điểm mở thừa kế tức là người để lại tài sản thừa kế đã mất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Thông tư 38/2024/TT-BGTVT về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ?
- Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế cá nhân mới nhất năm 2025: Chi tiết, đầy đủ?
- Link dự thi Cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh năm 2024?
- Đối tượng kê khai tài sản theo Nghị định 130?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn 2024 vào ngày nào? Lễ Tạ ơn ở Việt Nam có phải là ngày lễ lớn?