-
Hợp đồng lao động với người lao động đặc biệt
-
Người lao động nước ngoài
-
Lao động chưa thành niên
-
Người lao động cao tuổi
-
Người lao động là người khuyết tật
-
Lao động là người giúp việc gia đình
-
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài lao động cho các tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
-
Người lao động làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật thể dục thể thao hàng hải hàng không
Có phải đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nghỉ việc hơn nữa tháng không?
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nghỉ việc hơn nữa tháng có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và phương thức đóng của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, người lao động nước ngoài tại công ty của bạn nghỉ việc không hưởng lương hơn nữa tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó và thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
Theo Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
1. Người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này, hàng tháng đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; (Điểm này hết hiệu lực bởi Khoản 2 Điều 16 Nghị định 58/2020/NĐ-CP)
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này.
3. Căn cứ vào khả năng cân đối quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng tại điểm b khoản 1 Điều này từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
4. Người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động và thuộc diện áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Riêng tham gia vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động phải đóng theo từng hợp đồng lao động đã giao kết.
Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh
- Có bắt buộc phải công chứng hồ sơ giảm trừ gia cảnh không? Mức giảm trừ cho người phụ thuộc là bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai là gì? Không niêm yết giá đối với mặt hàng bình Gas thì xử phạt thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của liên hiệp hợp tác xã? Đại hội thành viên được tiến hành khi đạt tối thiểu bao nhiêu hợp tác xã thành viên tham dự?
- Luật sư hướng dẫn tập sự bị xử phạt vi phạm hành chính thì sau bao lâu mới được tiếp tục thực hiện việc hướng dẫn?
- Trước khi hoạt động, liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại cơ quan nào? Hồ sơ thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của liên hiệp hợp tác xã?