Hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN có quy định đặt quy định như thế nào?
Đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 25 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định về đặt cọc tiền bảo lãnh hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN như sau:
1. Trước khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan, người khai hải quan được lựa chọn hình thức bảo lãnh là đặt cọc tiền cho cơ quan hải quan để đảm bảo cho việc thanh toán tiền thuế hải quan có thể phát sinh phải nộp cho một tờ khai quá cảnh hải quan và nộp giấy nộp tiền cho cơ quan hải quan để cập nhật thông qua Hệ thống ACTS.
2. Cách tính số tiền đặt cọc cho một tờ khai quá cảnh hải quan, đồng tiền đặt cọc, đồng tiền nộp thuế và trách nhiệm thanh toán tiền thuế hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này. Số tiền đặt cọc để bảo lãnh hàng hóa quá cảnh có giá trị đối với các nước tham gia hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh.
Trường hợp người khai hải quan đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan tại Việt Nam thì số tiền đặt cọc được chuyển vào tài khoản tiền gửi của cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan tại Kho bạc nhà nước.
3. Kiểm tra, theo dõi, xử lý tiền đặt cọc:
Cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan kiểm tra, theo dõi, xử lý tiền đặt cọc như sau:
a) Trường hợp người khai hải quan đặt cọc đủ số tiền theo quy định cho một tờ khai quá cảnh hải quan thì cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan cập nhật dữ liệu thông qua Hệ thống ACTS. Hệ thống tự động cấp số GRN để người khai hải quan khai trên tờ khai quá cảnh;
b) Trường hợp số tiền đặt cọc cho một tờ khai quá cảnh hải quan nhỏ hơn theo quy định thì cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan đề nghị người khai hải quan nộp bổ sung.
4. Sau khi hoạt động vận chuyển hàng hóa quá cảnh kết thúc, cơ quan hải quan thực hiện hoàn trả lại khoản tiền đặt cọc như xử lý hoàn trả tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
5. Trường hợp phát sinh nợ thuế hải quan, việc xử lý thu hồi, hỗ trợ thu hồi nợ thuế hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
6. Trường hợp phát sinh nợ thuế hải quan tại Việt Nam, cơ quan hải quan nơi phát sinh nợ thuế gửi yêu cầu theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành hoặc qua hệ thống dữ liệu điện tử đến cơ quan hải quan của nước đang giữ khoản tiền đặt cọc, để chuyển vào tài khoản thu ngân sách của cơ quan hải quan tại Kho bạc nhà nước số tiền tương đương với số tiền thuế phải nộp.
Trường hợp cơ quan hải quan của nước ký kết chuyển khoản tiền đặt cọc bằng đô la Mỹ hoặc đồng tiền thanh toán của quốc gia mình thì tỷ giá quy đổi sang đồng Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Miễn bảo lãnh nhiều hành trình đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN như thế nào?
1. Doanh nghiệp được miễn bảo lãnh nhiều hành trình nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên;
b) Doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hoặc kinh doanh dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật;
c) Doanh nghiệp không nợ quá hạn quá 90 ngày tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và không bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế trong lĩnh vực hải quan trong thời hạn 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị miễn bảo lãnh.
2. Hồ sơ miễn bảo lãnh:
a) Văn bản đề nghị miễn bảo lãnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 01 bản chính;
b) Quyết định công nhận doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên: 01 bản chụp đối với trường hợp lần đầu đề nghị miễn bảo lãnh.
3. Thủ tục miễn bảo lãnh:
a) Người khai hải quan gửi hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này cho cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan lần đầu thông qua Hệ thống ACTS;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị miễn bảo lãnh, cơ quan hải quan kiểm tra, đối chiếu với các quy định tại khoản 1 Điều này và thông báo cho người khai hải quan về việc miễn bảo lãnh theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành, đồng thời cập nhật thông tin thông qua Hệ thống ACTS để người khai hải quan khai số GRN trên tờ khai quá cảnh hải quan.
4. Khi phát sinh tiền thuế hải quan và các khoản phải nộp khác của hàng hóa quá cảnh, doanh nghiệp quá cảnh được miễn bảo lãnh theo quy định tại Điều này có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?