Ai là người chịu trách nhiệm khi định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế khi thành lập doanh nghiệp?
Định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế khi thành lập doanh nghiệp thì ai là người chịu trách nhiệm?
Căn cứ Khoản 2 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định định giá tài sản góp vốn như sau:
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.
Như vậy, việc định giá tài sản góp vốn cao hơn với giá trị thực của tài sản đó thì các thành viên cùng liên đới chịu trách nhiệm. Trường hợp của bạn thì bạn và bạn H phải cùng chịu trách nhiệm trong việc này, liên đới góp thêm số tiền chênh lệch giữa giá trị căn nhà và giá trị được định giá.
Cố ý định giá tài sản không đúng với giá trị thì bị phạt ra sao?
Tại Khoản 3 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định vi phạm về thành lập doanh nghiệp như sau:
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;
b) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP có quy định mức phạt tiền như sau:
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Do đó, hành vi cố ý định giá tài sản không đúng giá trị sẽ bị phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Định giá tài sản góp vốn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?