Bộ Kế hoạch và Đầu tư có quyền hạn, trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ Điều 53 Nghị định 35/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/07/2022) quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
1. Chủ trì giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, tổ chức có liên quan:
a) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ;
c) Tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia vào khu công nghiệp, khu kinh tế;
đ) Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế; ban hành mẫu biểu báo cáo định kỳ; cung cấp thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ; hướng dẫn xây dựng chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế - xã hội của khu công nghiệp, khu kinh tế;
e) Xây dựng danh mục các khu kinh tế trọng điểm và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ;
g) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
h) Tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế - xã hội của khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng cơ chế huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; đề xuất việc sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế có tính đặc thù, quan trọng cho phát triển ngành, lĩnh vực, các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu kinh tế trọng điểm theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
Quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế của Bộ Nội vụ?
Căn cứ Điều 54 Nghị định này quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế của Bộ Nội vụ như sau:
Thẩm định Đề án thành lập, tổ chức lại Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?