Vợ chồng có được mươn thẻ bảo hiểm y tế của nhau để đi khám bệnh?

Vợ chồng có được mươn thẻ bảo hiểm y tế của nhau để đi khám bệnh hay không? Chào anh chị, chồng em đang làm việc tại một công ty và có bảo hiểm y tế, em chỉ làm công việc nội trợ nên không mua. Anh chị cho em hỏi trường hợp em bị bệnh thì em có được mượn thẻ của chồng em đi khám được hay không? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Vợ chồng có được mươn thẻ bảo hiểm y tế của nhau để đi khám bệnh hay không?

Tại Điều 37 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định về nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế như sau:

1. Đóng bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

2. Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế.

3. Thực hiện các quy định tại Điều 28 của Luật này khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

4. Chấp hành các quy định và hướng dẫn của tổ chức bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.

5. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Căn cứ theo quy định hiện hành, người sử dụng bảo hiểm y tế không được cho người khác mượn thẻ. Chính vì vậy, bạn không thể mượn thẻ của chồng để đi khám bệnh.

Mượn thẻ bảo hiểm y tế của chồng đi khám bệnh có thể bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Điều 84 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:

1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Như vậy, tùy từng trường hợp vi phạm, đã gây thiệt hại hoặc chưa gây thiệt hại mà mức phạt sẽ khác nhau. Ngoài ra, người vi phạm còn phải hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế nếu hành vi gây thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

Trân trọng!

Thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thẻ bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin in trên phôi thẻ Bảo hiểm y tế gồm những nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hai ký tự đầu của thẻ bảo hiểm y tế có ý nghĩa như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu XB được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu TS được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn trình tự thủ tục giải quyết và cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 19/8/2024, thời hạn giải quyết cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi không quá 02 ngày làm việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu CK được cấp cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu TC áp dụng cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế cấp cho người thuộc hộ gia đình nghèo có ký hiệu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm bao nhiêu ký tự? Mã số thẻ bảo hiểm y tế mang ý nghĩa gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẻ bảo hiểm y tế
Huỳnh Minh Hân
1,834 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào