Trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được quy định như thế nào?
Quy định về trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ?
Tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 9 Nghị định 135/2021/NĐ-CP về trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được quy định như sau:
1. Nguyên tắc trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ:
a) Phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tại cơ quan, đơn vị;
b) Phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quy định tại khoản 2 Điều này và yêu cầu đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính;
c) Tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Lực lượng được trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ gồm:
a) Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Quản lý xuất nhập cảnh, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an cấp xã);
b) Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng, Cảng vụ đường thủy nội địa, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không;
c) Thanh tra chuyên ngành và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo vệ môi trường;
d) Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển;
đ) Kiểm lâm, Kiểm ngư, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn;
e) Hải quan;
g) Quản lý thị trường;
h) Thanh tra Y tế và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về Y tế;
i) Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội;
k) Thanh tra Giáo dục và Đào tạo;
l) Thanh tra Khoa học và Công nghệ; cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
3. Các lực lượng quy định tại khoản 2 Điều này, khi tham gia phối hợp với các lực lượng khác được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trang bị cho lực lượng của mình để phát hiện vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Thẩm quyền quyết định trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được quy định như thế nào?
Tại Khoản 4 Điều 9 Nghị định 135/2021/NĐ-CP về thẩm quyền quyết định trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được quy định như sau:
Bộ trưởng các bộ quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ do cấp mình đầu tư, mua sắm hoặc quản lý cho các lực lượng thuộc quyền quản lý quy định tại khoản 2 Điều này.
Trân trọng!
Nguyễn Minh Tài
- Hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được thực hiện khi nào?
- Viên chức được bổ nhiệm vào chuyên ngành công tác xã hội trước 28/01/2023 có được xem là đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp không?
- Nhà đầu tư phải thông báo về thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài cho cơ quan trong thời hạn bao lâu kể từ ngày dự án đầu tư được chấp thuận?
- Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như thế nào?
- Mẫu Giấy cam kết không có tranh chấp đất đai mới nhất năm 2023 được quy định như thế nào?