Sinh năm 2005 có được học lại lớp 9?
Sinh năm 2005 có được học lại lớp 9 hay không?
Em sinh năm 2005, vậy liệu học kỳ 2021-2022 em có thể học lại lớp 9 được không ạ? Hồi trước em học lớp 9 được mấy tháng thì nghỉ ạ.
Khoản 2 Điều 4 Quy định chuyển trường và tiếp nhận học sinh học tại các trường THCS và THPT ban hành kèm theo Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT có quy định như sau:
Học sinh xin học lại sau thời gian nghỉ nhưng còn trong độ tuổi quy định của từng cấp học.
Khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông như sau:
- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
Theo đó, pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về độ tuổi kết thúc chương trình học THCS. Do đó bạn sinh năm 2005 (16 tuổi) vẫn có thể xin học lại lớp 9. Bạn vui lòng liên hệ với trường bạn đã học để được hướng dẫn cụ thể.
Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
Giáo dục là một trong những yếu tố giúp cho đất nước ngày càng phát triển. Liên quan tới vấn đề này tôi có thắc mắc mong được Ban tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể Ban tư vấn cho tôi hỏi quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban tư vấn. Ngọc Thanh - Tiền Giang
Trả lời:
Theo Điều 83 Luật giáo dục 2019 quy định quyền của người học, cụ thể như sau:
1. Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
2. Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
3. Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
4. Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
5. Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
6. Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
7. Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
8. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
9. Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
10. Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.
Chứng chỉ lý luận và giảng dạy có thay thế cho chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm không?
Cho mình hỏi, mình có chứng chỉ lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh rồi, có cần phải học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để đi dạy tiếng Anh ở trường THPT được không? Nếu học chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm thì các cơ sở nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ này?
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Theo quy định nêu trên thì người có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp vẫn có thể trở thành giáo viên.
Tuy nhiên hiện hành lại không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể: chứng chỉ lý luận và giảng dạy là tương đương hay thay thế được cho chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Vì vậy mà chị vẫn phải có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật.
Về các cơ sở cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm:
Hiện hành pháp luật cũng không quy định cụ thể danh sách các trường/đơn vị tổ chức giảng dạy, cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Chị có thể theo dõi thông tin các khóa đào tạo chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm tại các trường sư phạm như trung tâm đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên của đại học sư phạm Hà Nội, trung tâm nghiệp vụ sư phạm quốc gia,...
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?