Cơ quan chủ trì thẩm định trong quản lý, sử dụng viện trợ không hoàn lại?
Cơ quan chủ trì thẩm định trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định cơ quan chủ trì thẩm định trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại như sau:
1. Văn kiện chương trình, dự án, phi dự án phải được thẩm định để làm cơ sở phê duyệt, ký kết và thực hiện.
2. Đối với khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định.
3. Đối với khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của người đứng đầu cơ quan chủ quản nêu tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 7 Nghị định này thực hiện tại cấp trung ương, cơ quan chủ quản giao đơn vị chuyên môn trực thuộc phù hợp chủ trì tổ chức thẩm định; ở cấp địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định.
4. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất nội dung dự án, cơ quan chủ trì thẩm định có thể mời các cơ quan chuyên môn ở trung ương và địa phương, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn độc lập để hỗ trợ thẩm định chương trình, dự án.
5. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định có liên quan đến phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.
Quyết định phê duyệt trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại
Theo Điều 11 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định quyết định phê duyệt trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại như sau:
1. Quyết định phê duyệt gồm những nội dung chính sau:
a) Tên chương trình, dự án, phi dự án;
b) Tên cơ quan chủ quản, chủ khoản viện trợ; Bên cung cấp viện trợ, đồng cung cấp viện trợ nước ngoài;
c) Mục tiêu và kết quả chủ yếu của khoản viện trợ; đối với khoản viện trợ phi dự án bằng hàng hóa, hiện vật kèm theo Danh mục hàng hóa, hiện vật.
d) Thời gian và địa điểm thực hiện;
đ) Tổng vốn của chương trình, dự án hoặc khoản viện trợ phi dự án (vốn viện trợ không hoàn lại, vốn đối ứng); vốn viện trợ không hoàn lại do Bên tiếp nhận viện trợ quản lý, thực hiện, vốn viện trợ không hoàn lại do Bên tài trợ quản lý, thực hiện;
e) Cơ chế tài chính áp dụng đối với khoản viện trợ: thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.
g) Phương thức quản lý thực hiện.
2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt khoản viện trợ, cơ quan chủ quản thông báo cho Bên cung cấp viện trợ về quyết định phê duyệt khoản viện trợ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan Quyết định phê duyệt của cơ quan chủ quản để giám sát và phối hợp thực hiện.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật
- Năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh xét tuyển đại học đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ được tính theo công thức mới?
- Những mục tiêu nào được đề ra trong việc phát triển kinh tế tập thể theo Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2022?
- Hồ sơ đăng ký thay đổi biện pháp bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bao gồm những loại giấy tờ nào?
- Cán bộ công chức đánh bạc trái phép tại nơi làm việc xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Thành phần Hội đồng quản lý tổ chức khoa học và công nghệ công lập có bao gồm Đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng hay không?