Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ trong quản lý, sử dụng viện trợ không hoàn lại?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại?
Căn cứ Điều 32 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại như sau:
1. Hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan, tổ chức Việt Nam trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.
2. Tham gia thẩm định và góp ý kiến với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các khoản viện trợ liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; tham gia thẩm định và góp ý kiến.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận và sử dụng viện trợ đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
4. Tiến hành các nhiệm vụ theo thẩm quyền khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới việc tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ.
5. Cung cấp các thông tin liên quan làm cơ sở xem xét trong quá trình thẩm định khoản viện trợ tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan chủ quản trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại?
Theo Điều 33 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản trong quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại như sau:
Ngoài các nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các Chương I, II, III, IV Nghị định này, cơ quan chủ quản có nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp trong công tác quản lý và sử dụng viện trợ thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
2. Tham gia ý kiến trong quá trình thẩm định, phê duyệt các khoản viện trợ về lĩnh vực chuyên môn do cơ quan quản lý theo phân công của Chính phủ.
3. Người đứng đầu cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm phê duyệt khoản viện trợ theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định phê duyệt của mình.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối về quản lý và sử dụng các khoản viện trợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.
5. Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ trong nội bộ cơ quan trên cơ sở quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ theo các quy định hiện hành, thực hiện đúng cam kết với Bên cung cấp viện trợ.
7. Giám sát, đánh giá việc tiếp nhận và thực hiện các khoản viện trợ do Thủ trưởng cơ quan phê duyệt; kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vướng mắc, khó khăn, những vi phạm trong quá trình triển khai công tác tiếp nhận và sử dụng viện trợ hoặc thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước về viện trợ liên quan được nêu tại Chương này để xử lý.
8. Bố trí đầy đủ, kịp thời vốn chuẩn bị và vốn đối ứng thực hiện các chương trình, dự án viện trợ phù hợp với những quy định trong văn kiện chương trình, dự án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
9. Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án viện trợ phù hợp với các quy định của pháp luật.
10. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?