Xử lý tranh chấp, vi phạm khi thực hiện hợp đồng và dự án liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như thế nào?
Xử lý tranh chấp, vi phạm khi thực hiện hợp đồng và dự án liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như thế nào?
Tại Điều 15 Nghị định 98/2018/NĐ-CP quy định xử lý tranh chấp, vi phạm khi thực hiện hợp đồng và dự án liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp như sau:
1. Các bên tham gia liên kết không thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết và trách nhiệm (trừ các trường hợp bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh) khi thực hiện liên kết được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì:
a) Không được hưởng các khoản ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành và buộc phải bồi thường cho bên bị thiệt hại;
b) Không được tham gia được hưởng các chính sách khuyến khích của Nhà nước về liên kết trong thời gian 05 năm kể từ thời điểm xác định là vi phạm.
2. Các bên tham gia liên kết vi phạm các quy định trong hợp đồng liên kết bị xử lý theo các hình thức sau:
a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng liên kết;
b) Phạt vi phạm hợp đồng liên kết;
c) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng liên kết;
d) Đình chỉ thực hiện hợp đồng liên kết;
đ) Hủy bỏ hợp đồng liên kết;
e) Buộc bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan;
g) Các biện pháp khác do các bên tham gia liên kết thỏa thuận không trái với quy định pháp luật hiện hành.
3. Hình thức xử lý các tranh chấp hợp đồng liên kết: Nhà nước khuyến khích các hình thức giải quyết tranh chấp của các bên tham gia liên kết bằng hình thức thương lượng và hòa giải. Trường hợp không thống nhất được thì giải quyết thông qua trọng tài thương mại hoặc giải quyết tại tòa án.
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp quy định như thế nào?
Theo Điều 16 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp quy định như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Chủ trì thực hiện những nhiệm vụ được giao tại Nghị định này;
b) Xây dựng các mô hình thí điểm liên kết gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan thực hiện Đề án phát triển hệ thống trung tâm cung ứng hàng nông sản Việt Nam giai đoạn 2018 - 2020;
d) Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường nông thôn trong các hoạt động hợp tác, liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
đ) Theo dõi, tổng hợp, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, cân đối, lồng ghép nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hỗ trợ cho liên kết theo quy định.
3. Bộ Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, cân đối, lồng ghép nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách hỗ trợ cho liên kết theo quy định.
4. Bộ Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan liên quan thực hiện Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?