Cách thức thực hiện thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử thế nào?
Cách thức thực hiện thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
Căn cứ Khoản 1 Điều 52 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về cách thức thực hiện thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử như sau:
1. Cách thức thực hiện
Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử theo một trong các cách thức sau:
a) Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thành phần hồ sơ cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
Căn cứ Khoản 2 Điều trên quy định về thành phần hồ sơ cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử như sau:
2. Thành phần hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động theo Mẫu số 09 Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Bản sao của một trong các loại giấy tờ sau: Quyết định thành lập tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương. Trường hợp giấy tờ bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ban hành hoặc cấp loại giấy tờ đó;
c) Phiếu khai báo nhân viên thực hiện dịch vụ theo Mẫu số 15 Phụ lục III của Nghị định này, kèm theo Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của tổ chức đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động đối với nhân viên thực hiện dịch vụ;
d) Bản sao Chứng chỉ hành nghề dịch vụ tương ứng với loại hình dịch vụ của các nhân viên thực hiện dịch vụ;
đ) Phiếu khai báo trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ tương ứng theo Mẫu số 16 Phụ lục III của Nghị định này (áp dụng đối với hoạt động dịch vụ quy định tại điểm c đến điểm 1 khoản 3 Điều 1 của Nghị định này);
e) Báo cáo phân tích an toàn theo Mẫu số 12 Phụ lục V của Nghị định này (áp dụng đối với hoạt động dịch vụ quy định tại điểm c đến điểm l khoản 3 Điều 1 của Nghị định này);
g) Bản sao hợp đồng dịch vụ đọc liều chiếu xạ cá nhân của nhân viên thực hiện dịch vụ (áp dụng đối với hoạt động dịch vụ quy định tại điểm c, d, đ, e, h, i và k khoản 3 Điều 1 của Nghị định này);
h) Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở (áp dụng đối với hoạt động dịch vụ quy định tại điểm e và k khoản 3 Điều 1 của Nghị định này);
i) Chương trình đào tạo, tài liệu giảng dạy (áp dụng đối với hoạt động dịch vụ quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 1 của Nghị định này);
k) Bản sao Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng chất phóng xạ, thiết bị bức xạ đối với trường hợp tổ chức có sử dụng chất phóng xạ, thiết bị bức xạ trên mức miễn trừ khai báo, cấp giấy phép theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 5:2010/BKHCN trong quy trình thực hiện dịch vụ;
l) Tài liệu khác chứng minh điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tương ứng với loại hình dịch vụ theo quy định của Nghị định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?