Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình giáo dục nghề nghiệp tầm nhìn đến năm 2045

Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình giáo dục nghề nghiệp tầm nhìn đến năm 2045? Phát triển đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp tầm nhìn đến năm 2045 như thế nào? Tôi có nhu cầu tìm hiểu, xin được giải đáp.

Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình giáo dục nghề nghiệp tầm nhìn đến năm 2045?

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục III Điều 1 

2. Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo

a) Đẩy nhanh chuyển đổi số

- Chuyển biến căn bản nhận thức và nhanh chóng nâng cao năng lực chuyển đổi số của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Phát triển đồng bộ hạ tầng số bao gồm hạ tầng dữ liệu, hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương, địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Phát triển, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đồng bộ với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác góp phần hình thành cơ sở dữ liệu mở quốc gia.

- Xây dựng các nền tảng số có khả năng triển khai dùng chung và hỗ trợ dạy học trực tuyến các cấp độ trong giáo dục nghề nghiệp. Đề xuất chính sách khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đầu tư phát triển các nền tảng số.

- Phát triển kho học liệu số ở tất cả các trình độ, ngành nghề đào tạo, dùng chung toàn ngành và liên kết với quốc tế. Đầu tư nâng cấp các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành ảo, thiết bị ảo, thiết bị tăng cường ở những ngành, nghề phù hợp.

b) Hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị

- Cập nhật, chỉnh sửa, xây dựng tiêu chuẩn quốc gia cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm; định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu cho các ngành, nghề theo các cấp độ và trình độ đào tạo.

- Hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, phù hợp với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, định hướng phân tầng chất lượng và đặc thù các ngành, nghề đào tạo. Tăng cường gắn kết với doanh nghiệp để khai thác, sử dụng thiết bị đào tạo tại doanh nghiệp. Phát triển mô hình “nhà trường thông minh, hiện đại”, “nhà trường xanh”.

c) Đổi mới chương trình, phương thức đào tạo

- Xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam có tham chiếu các chuẩn khu vực và quốc tế. Đổi mới quy trình, phương pháp phát triển chương trình đào tạo theo hướng mở, linh hoạt, liên thông dựa trên mô đun, tín chỉ và các quy đổi tương đương, đáp ứng chuẩn đầu ra và khối lượng học tập tối thiểu. Phát triển chương trình đào tạo các ngành, nghề mới, ngành, nghề công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ mới, kỹ năng tương lai và các chương trình đào tạo cho người lao động trong các doanh nghiệp theo hình thức vừa làm vừa học ở trình độ trung cấp, cao đẳng.

- Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, các chương trình đào tạo cho người nước ngoài tại Việt Nam.

- Đa dạng hóa phương thức tổ chức đào tạo với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Phát triển mạnh học nghề tại nơi làm việc; chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên cho người lao động, đào tạo cho lao động di cư. Đẩy mạnh triển khai liên kết nhà trường và doanh nghiệp.

- Thí điểm, triển khai một số mô hình đào tạo mới, nhất là đào tạo những ngành, nghề đáp ứng yêu cầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nền kinh tế số và phát triển bền vững, bao trùm trong giáo dục nghề nghiệp. Đánh giá, nhân rộng đào tạo theo các chương trình chuyển giao từ nước ngoài. Áp dụng công nghệ đào tạo, nhân rộng các mô hình đào tạo tiên tiến của các nước phát triển; thí điểm mời giảng viên nước ngoài giảng dạy một số ngành, nghề chất lượng cao theo chuẩn quốc tế.

- Đổi mới, đa dạng phương thức kiểm tra, đánh giá, có sự tham gia và thừa nhận của người sử dụng lao động. Triển khai công nhận kỹ năng, trình độ của người học, người lao động đã tích lũy từ học tập và kinh nghiệm làm việc thực tế ở trong và ngoài nước.

- Giáo dục toàn diện, chú trọng đến phát triển phẩm chất, bình đẳng giới, hình thành các kỹ năng cốt lõi, kỹ năng mềm, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ và cá thể hóa người học.

Phát triển đội ngũ nhà giáo, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp tầm nhìn đến năm 2045 

Theo Tiểu mục 3 Mục III Điều 1 hát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp như sau:

3. Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp

a) Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề

- Hoàn thiện các chuẩn và chuẩn hóa nhà giáo, chú trọng kinh nghiệm thực tiễn và năng lực nghề nghiệp trong kỷ nguyên số, phương pháp dạy học hiện đại, tích hợp các kỹ năng cốt lõi mà thế kỷ XXI đòi hỏi cùng kỹ năng mềm, kỹ năng số, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp.

- Xây dựng và triển khai cơ chế định kỳ thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm cho nhà giáo.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các chương trình, phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo. Đào tạo, bồi dưỡng tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển đối với nhà giáo giảng dạy ngành, nghề trọng điểm cấp độ ASEAN, quốc tế.

- Tổ chức, sắp xếp hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo theo hướng phân bổ hợp lý theo vùng, miền, đáp ứng nhu cầu phát triển đội ngũ nhà giáo.

- Thực hiện công nhận kỹ năng, trình độ đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ ở ngành nghề khác chuyển sang làm giáo viên, giảng viên.

- Phát triển mạnh đội ngũ nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề đủ năng lực tham gia đào tạo các cấp trình độ của giáo dục nghề nghiệp.

- Triển khai hiệu quả các cộng đồng, mạng lưới kết nối đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia và người dạy nghề trong giáo dục nghề nghiệp.

b) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp

- Chuẩn hóa cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng chú trọng kỹ năng quản lý - quản trị hiện đại, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, trình độ ngoại ngữ. Phát triển nhanh và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm định, bảo đảm chất lượng, đội ngũ thanh tra, cộng tác viên thanh tra chuyên ngành.

- Định kỳ, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp, đặc biệt ở cấp địa phương. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo tại doanh nghiệp.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp tại các nước có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển về mô hình tổ chức bộ máy, quản lý giáo dục nghề nghiệp, quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp..., nhằm hình thành đội ngũ cán bộ nguồn để nhân rộng trong hệ thống.

Trân trọng!

Chương trình giáo dục
Hỏi đáp mới nhất về Chương trình giáo dục
Hỏi đáp Pháp luật
Sẽ từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo đối với trình độ sơ cấp được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chương trình đào tạo trình độ đại học được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quy trình thẩm định và ban hành chương trình đào tạo đối với trình độ sơ cấp được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Lựa chọn chương trình đào tạo; đánh giá, cập nhật chương trình đào tạo và công khai chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra đối với trình độ sơ cấp được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thực hiện và quản lý chương trình đào tạo đối với trình độ sơ cấp được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Chương trình đào tạo định hướng thực hành là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Học phí đối với chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài
Hỏi đáp pháp luật
Tự đánh giá chương trình đào tạo là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chương trình giáo dục
Phan Hồng Công Minh
1,318 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chương trình giáo dục

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giáo dục

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào