Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội bộ được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội bộ được quy định như nào? Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định trong việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ra sao? Hãy giải đáp thắc mắc này giúp tôi.

Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội bộ được quy định như nào?

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định về Bộ Công Thương trong việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội bộ như sau:

1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với loại 2, loại 3, các loại xăng dầu, khí đốt và các hoá chất nguy hiểm, các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm loại 2, loại 3, các loại xăng dầu, khí đốt và các hoá chất nguy hiểm, các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này; phối hợp với Bộ Công an trong việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm loại 1.

3. Xây dựng các quy định về các loại xăng dầu, khí đốt, các hoá chất nguy hiểm và các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

4. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 2, loại 3, các loại xăng dầu, khí đốt, các hoá chất nguy hiểm và các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này; quy định loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.

5. Quy định chi tiết danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận tải; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nguy hiểm thuộc loại 2, loại 3, các loại xăng dầu, khí đốt, các hoá chất nguy hiểm và các hoá chất độc nguy hiểm còn lại theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này. (Khoản này được hướng dẫn bởi Chương III Thông tư 37/2020/TT-BCT)

6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi. (Khoản này được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư 37/2020/TT-BCT)

7. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.

Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ra sao?

Theo Điều 25 Nghị định 42/2020/NĐ-CP Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định trong việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau: 

1. Quản lý hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm; cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với hoá chất bảo vệ thực vật theo quy định.

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải việc sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hoá nguy hiểm liên quan đến hoá chất bảo vệ thực vật.

3. Quy định nội dung, thời gian tập huấn, tiêu chuẩn cán bộ tập huấn cho người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm liên quan đến hoá chất bảo vệ thực vật; quy định loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải.

4. Công bố danh mục hoá chất bảo vệ thực vật phải đóng gói trong quá trình vận chuyển.

5. Quy định các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển; quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa tương ứng với hoá chất bảo vệ thực vật.

6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy trình và nơi làm sạch phương tiện sau khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; quy trình làm sạch sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi.

7. Phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hoạt động vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo thẩm quyền.

Trân trọng!

Bộ Công Thương
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Công Thương
Hỏi đáp pháp luật
Danh mục sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương?
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký hóa chất theo thông tư số 28 ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương
Hỏi đáp pháp luật
Website nào phải đăng ký với Bộ Công Thương?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời về việc siết quản lý nhập khẩu ô tô
Hỏi đáp pháp luật
Lập website bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời về việc kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời về quy định bảo hành sản phẩm
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời việc bàn giao lưới điện nông thôn
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương sẽ có hướng dẫn về thủ tục cấp C/O ưu đãi
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Công Thương trong kinh doanh mũ bảo hiểm
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Công Thương
404 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Công Thương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Công Thương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào