-
Vi phạm hành chính
-
Xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp xử lý hành chính
-
Xử phạt vi phạm hành chính
-
Nộp tiền phạt vi phạm hành chính
-
Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
-
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính
-
Đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
-
Cách tính thời gian trong xử lý vi phạm hành chính
-
Thời hạn trong xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết giảm nhẹ khi xử lý vi phạm hành chính
-
Tình tiết tăng nặng khi xử lý vi phạm hành chính
-
Những hành vi bị nghiêm cấm trong xử lý vi phạm hành chính
-
Giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính
Hát karaoke gây ồn lúc 12 giờ đêm có bị phạt không?
Hát karaoke gây ồn lúc 12 giờ đêm có bị phạt hay không?
Tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo đảm sự yên tĩnh chung như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Căn cứ theo quy định hiện hành, trong trường hợp hát karaoke lúc 12 giờ đêm được xem là hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng. Hành vi này sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Hành vi dùng loa phóng thanh gây ồn khi cổ động mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Tại Khoản 2, khoản 3 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo đảm sự yên tĩnh chung như sau:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, hành vi dùng loa phóng thanh gây ồn khi cổ động mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân
- Di chúc miệng là gì? Di chúc miệng cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Nhiều hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư có được nhận khoán bảo vệ rừng?
- Quốc kỳ Việt Nam có kích thước tiêu chuẩn là bao nhiêu? Người nước ngoài xúc phạm Quốc kỳ Việt Nam ngoài lãnh thổ Việt Nam có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- Có phải đối với dự phòng ngân sách nhà nước chỉ có Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền quyết định sử dụng?
- Ai là người có quyền bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?