Nhiệm vụ của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục bao gồm những gì?
Nhiệm vụ của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục bao gồm:
1. Định hướng nghề nghiệp đối với cấp tiểu học
a) Giáo dục học sinh nhận biết công việc, nghề nghiệp, việc làm của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số nghề nghiệp cơ bản.
b) Giáo dục học sinh hình thành các kỹ năng nhận thức, quản lý, khám phá bản thân, quản lý tài chính, kỹ năng giao tiếp.
c) Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho học sinh.
2. Định hướng nghề nghiệp, việc làm đối với cấp trung học cơ sở
a) Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ tích cực về lao động, nghề nghiệp, việc làm; hướng dẫn học sinh khám phá sở thích, năng lực, sở trường, nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân.
b) Giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng xã hội, quản lý thời gian, ứng phó với căng thẳng, khủng hoảng, hợp tác và chia sẻ.
c) Tạo môi trường, tổ chức cho học sinh làm quen, trải nghiệm thực tế một số nghề nghiệp, việc làm cơ bản phù hợp với điều kiện của nhà trường.
d) Tư vấn, định hướng và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh phù hợp với các ngành, nghề dự kiến lựa chọn.
đ) Cung cấp cho học sinh các thông tin, học liệu, tài liệu liên quan đến công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm.
3. Tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cấp trung học phổ thông
a) Giáo dục học sinh phát triển phàm chất, năng lực bản thân và xác định nguyện vọng, sở thích nghề nghiệp.
b) Cung cấp cho học sinh thông tin về các cơ sở giáo dục đại học, chương trình đào tạo và tư vấn cho học sinh về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
c) Cung cấp cho học sinh thông tin và xu hướng phát triển của các ngành, nghề trong xã hội.
d) Giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo, lập kế hoạch, tự học, giải quyết vấn đề.
đ) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, trải nghiệm thực tế đối với nhóm nghề nghiệp, việc làm theo sở thích, nguyện vọng của học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường.
4. Tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cơ sở giáo dục đại học
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin việc làm, tuyển dụng, yêu cầu về kỹ năng, thái độ của các nhóm nghề nghiệp, việc làm; thông tin về nhu cầu thị trường lao động liên quan đến ngành đào tạo.
b) Đào tạo, bồi dưỡng giúp sinh viên rèn luyện, phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, quản lý cảm xúc và các kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm.
c) Hỗ trợ sinh viên trải nghiệm, làm quen với công việc thực tế tại đơn vị đối tác; hướng dẫn sinh viên tham gia việc làm thêm phù hợp với thời gian học tập và theo quy định của nhà trường.
d) Công bố thông tin về tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp; cập nhật dữ liệu thống kê việc làm của sinh viên vào phần mềm cơ sở dữ liệu ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hình thức triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục, pháp luật quy định vấn đề này như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư này quy định về hình thức triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm pháp luật như sau:
1. Đối với cấp tiểu học
a) Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số nghề nghiệp, việc làm phổ biến ở Việt Nam thông qua các học cụ, công cụ lao động, hình ảnh, video clip và các hoạt động sân khấu hóa phù hợp với tính chất vùng miền của từng địa phương.
c) Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh nhận biết các nghề nghiệp, việc làm thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
d) Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua quá trình học tập, các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động phối hợp với các đối tác.
2. Đối với cấp trung học cơ sở
a) Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, nắm bắt xu hướng dịch chuyển nghề nghiệp, việc làm thông qua hình ảnh, video clip, các tài liệu, học cụ, công cụ lao động về nghề nghiệp, việc làm.
c) Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh được trải nghiệm, thực hành, tìm hiểu thực tế về các nhóm ngành nghề, việc làm thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
d) Tư vấn, hướng dẫn học sinh khám phá, nhận biết, phát triển năng khiếu, năng lực, sở trường, nguyện vọng về nghề nghiệp, việc làm thông qua quá trình học tập, rèn luyện.
đ) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc bộ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác.
3. Đối với cấp trung học phổ thông
a) Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yêu cầu về phẩm chất, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ đối với các ngành nghề, việc làm thông qua các học cụ, công cụ lao động, tài liệu về nghề nghiệp, việc làm.
c) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác.
d) Tổ chức cho học sinh được trải nghiệm, thực hành đối với các nhóm ngành nghề, việc làm đã được tư vấn thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
đ) Tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, tối thiểu 01 lần/năm học.
4. Đối với cơ sở giáo dục đại học
a) Hướng dẫn sinh viên khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, thông tin về nhu cầu thị trường lao động.
b) Cung cấp công cụ, phương pháp và hướng dẫn sinh viên đánh giá kỹ năng, thái độ, khả năng thích ứng với thị trường lao động.
c) Tổ chức rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên thông qua các hoạt hoạt động xã hội, các hoạt động ngoại khóa.
d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa và hoạt động đào tạo, trải nghiệm tại đơn vị sử dụng lao động, hoạt động phối hợp với các đối tác.
đ) Tổ chức ngày hội việc làm, tuyển dụng cho sinh viên, tối thiểu 01 lần/trong năm học.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?