Hiện đại hóa cơ sở vật chất trong chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 ?
Hiện đại hóa cơ sở vật chất trong chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 như thế nào?
Tại Tiết đ tiểu mục 4 Mục II Điều 1 Quyết định 628/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về hiện đại hóa cơ sở vật chất trong chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 như sau:
đ) Hiện đại hóa cơ sở vật chất
- Hiện đại hóa máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; kết nối hệ thống công nghệ thông tin với việc sử dụng các trang thiết bị, máy móc hiện đại, ứng dụng công nghệ trực tuyến, giảm thiểu sự can thiệp của công chức trong các khâu kiểm tra, giám sát.
- Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất hiện đại đáp ứng việc triển khai áp dụng quản lý hải quan trên nền tảng ứng dụng công nghệ của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đầu tư hiện đại hóa hệ thống trụ sở làm việc của các đơn vị Hải quan, trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ kiểm tra, giám sát hải quan và các hoạt động liên quan đáp ứng yêu cầu hiện đại với mô hình Hải quan số, Hải quan thông minh, mô hình thông quan tập trung.
Hợp tác, hội nhập quốc tế về Hải quan trong chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 như thế nào?
Tại Tiết e tiểu mục 4 Mục II Điều 1 Quyết định 628/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về hiện đại hóa cơ sở vật chất trong chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 như sau:
e) Hợp tác, hội nhập quốc tế về Hải quan
- Nâng cao hiệu quả tham gia, tăng cường đóng góp trong các cơ chế hợp tác và hội nhập hải quan tại các khuôn khổ ASEAN, WTO, APEC, ASEM, WCO, GMS... trên cơ sở các định hướng chung về hợp tác và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
- Thúc đẩy, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các nước đối tác, chú trọng các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các nước bạn bè truyền thống. Cử đại diện Hải quan Việt Nam tại một số nước đối tác/khu vực quan trọng, trọng điểm. Triển khai nghiêm túc các hiệp định, thỏa thuận, chương trình hợp tác với các nước đã thiết lập hành lang pháp lý. Từng bước mở rộng hoạt động hợp tác với các nước tại các khu vực có tiềm năng phát triển trên cơ sở nghiên cứu có chọn lọc, đảm bảo việc hợp tác đi vào chiều sâu và mang lại lợi ích thực chất cho mục tiêu quản lý hải quan của Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về hải quan và tạo thuận lợi thương mại mà Việt Nam tham gia, đẩy mạnh quá trình nội luật hóa các cam kết đồng bộ với hệ thống pháp luật trong nước, trong đó chú trọng đến các cam kết trong khuôn khổ ASEAN, WTO và các hiệp định thương mại tự do (FTA), các hiệp định đối tác, hợp tác kinh tế mà Việt Nam đã ký kết, đảm bảo tuân thủ lộ trình thực hiện, đáp ứng đầy đủ nội dung và mức độ đã cam kết.
- Tranh thủ sự hợp tác, khai thác các nguồn hỗ trợ kỹ thuật từ các đối tác, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm quản lý hải quan tiên tiến để đóng góp cho tiến trình cải cách, hiện đại hóa các quy trình, thủ tục hải quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp và công tác thực thi pháp luật hải quan, đồng thời phát triển nguồn nhân lực của Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan hiệu lực, hiệu quả.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?