Không bắt buộc kiểm sát viên phải có mặt khi thực nghiệm hiện trường trong vụ án hình sự?
Không bắt buộc kiểm sát viên phải có mặt khi thực nghiệm hiện trường vụ án hình sự?
Thực nhiệm hiện trường phải có mặt của Viện kiểm sát kiểm sát vụ án không? Mong sớm nhận hồi đáp.
Trả lời: Tại Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định:
- Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.
- Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.
- Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.
Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.
Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi thực nghiệm hiện trường vụ án cơ quan điều tra phải thông báo với VKS cùng cấp. Và kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Tuy nhiên, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.
Vụ án giết người bắt buộc phải thực nghiệm hiện trường phải không?
Cho hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện hành thì vụ án giết người bắt buộc phải thực nghiệm hiện trường phải không?
Trả lời: Tại Điều 204 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định:
Điều 204. Thực nghiệm điều tra
- Để kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên bản.
Nghiêm cấm việc thực nghiệm điều tra xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người tham gia thực nghiệm điều tra và người khác.
- Trước khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời gian và địa điểm tiến hành thực nghiệm điều tra. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc thực nghiệm điều tra. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải ghi rõ vào biên bản.
- Điều tra viên chủ trì tiến hành thực nghiệm điều tra và việc thực nghiệm điều tra phải có người chứng kiến.
Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, Cơ quan điều tra có thể mời người có chuyên môn tham gia. Trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng có thể tham gia.
Trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra được tiến hành theo quy định tại Điều này.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì luật không quy định cụ thể những vụ án nào sẽ thực nghiệm hiện trường. Mà những vụ án cần kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án Cơ quan điều tra sẽ xem xét thực nghiệm hiện trường.
Đã bị tòa án tuyên phạt tù có được bảo lĩnh nữa không?
Liên quan đến quy định về bảo lĩnh. Với trường hợp đã bị tòa án tuyên phạt là án tù thì có được bảo lĩnh nữa không? Mong sớm nhận hồi đáp.
Trả lời: Căn cứ Khoản 5 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, có quy định:
- Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
=> Như vậy, theo quy định nêu trên thì đối với trường hợp đã bị tòa án tuyên phạt tù thì vẫn được áp dụng biện pháp bảo lĩnh nếu người đó vẫn chưa chấp hành án phạt tù.
Trân trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?