Thực hiện khảo sát, lựa chọn vị trí xây dựng trạm định vị vệ tinh quốc gia như thế nào?
Khảo sát, lựa chọn vị trí xây dựng trạm định vị vệ tinh quốc gia thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 03/2020/TT-BTNMT việc khảo sát, lựa chọn vị trí xây dựng trạm định vị vệ tinh quốc gia được quy định như sau:
1. Trên cơ sở kết quả thiết kế sơ bộ trạm định vị vệ tinh quốc gia được thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này, tiến hành khảo sát thực tế khu vực dự kiến xây dựng trạm. Việc khảo sát nhằm thu thập các thông tin sau:
a) Nhóm tiêu chí về các thông tin cơ bản, bao gồm các thông tin về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, khí hậu, giao thông, kinh tế xã hội, an ninh khu vực...;
b) Nhóm tiêu chí về thông tin cảnh quan bao gồm các thông tin về cảnh quan xung quanh khu vực dự kiến đặt trạm có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng thu nhận tín hiệu vệ tinh;
c) Nhóm tiêu chí về thông tin cơ sở hạ tầng bao gồm các thông tin về hạ tầng sẵn có của khu vực cũng như các thông tin chi tiết phục vụ công tác thi công lắp đặt thiết bị;
d) Nhóm tiêu chí về quan trắc vệ tinh GNSS: thực hiện thu nhận dữ liệu trực tiếp bằng máy thu GNSS trong thời gian tối thiểu 24 giờ tại vị trí dự kiến xây trụ mốc với các thông số được thiết lập trên máy thu như khi vận hành chính thức nhằm phân tích, đánh giá cụ thể chất lượng thu tín hiệu vệ tinh trên tất cả các tần số quan trắc được; đánh giá sự can nhiễu, khuất hướng, suy giảm tín hiệu đối với từng vệ tinh cụ thể trong ngày; đánh giá sự ảnh hưởng của các loại sóng vô tuyến khác trong khu vực;
đ) Nhóm tiêu chí về đo đạc, khảo sát hiện trạng: đo vẽ trực tiếp mặt bằng khu vực, quan tâm đặc biệt các đối tượng có chiều cao lớn gây khuất hướng ảnh hưởng tới khả năng thu nhận tín hiệu của máy thu;
e) Nhóm tiêu chí về điểm tọa độ quốc gia, độ cao quốc gia, bao gồm kiểm tra sự tồn tại và khả năng sử dụng của các điểm tọa độ, độ cao, trọng lực có trong khu vực phục vụ việc đo nối;
g) Nhóm tiêu chí về thông tin địa chất: thực hiện đánh giá khái quát về đặc điểm địa chất, địa mạo và thổ nhưỡng tại vị trí cần xây dựng đối với trụ mốc trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục;
h) Nội dung chi tiết đối với từng nhóm tiêu chí quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e và điểm g khoản này theo quy định tại Phụ lục 02 của Thông tư này. Kết thúc quá trình khảo sát đơn vị khảo sát phải lập Báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát có xác nhận của các bên tham gia.
2. Trên cơ sở thiết kế sơ bộ kết hợp với kết quả khảo sát lựa chọn vị trí xây dựng trạm định vị vệ tinh quốc gia, đồng thời tiến hành thiết kế chính thức. Trên sơ đồ thiết kế chính thức phải thể hiện đầy đủ các thông tin cơ bản của trạm như: tên trạm, số hiệu trạm, tọa độ gần đúng của trạm, khoảng cách đến các trạm lân cận; các ký hiệu sử dụng trong thiết kế phải rõ ràng, thống nhất. Thiết kế chính thức giao nộp ở dạng in trên giấy và dạng số.
Việc xây dựng trụ mốc trạm định vị vệ tinh quốc gia được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư này việc xây dựng trụ mốc trạm định vị vệ tinh quốc gia được quy định như sau:
1. Trụ mốc trạm định vị vệ tinh quốc gia phải được xây dựng ở nơi có nền đất ổn định, thông thoáng, đảm bảo có góc mở lên bầu trời lớn hơn 170o tại vị trí đặt ăng- ten. Quanh trụ mốc 2 mét không nên có tấm lợp vật liệu bằng kim loại, cây tán rộng, hàng rào kim loại... để giảm thiểu tối đa nhiễu đa đường.
2. Trụ mốc được làm bằng bê tông cốt thép mác M25 (theo 39 TCVN 6025:1995) trở lên. Trụ mốc có hình trụ đường kính 0,3 mét, chiều cao từ đế mốc đến vị trí đặt ăng-ten là 4 mét. Một số trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
a) Trường hợp quanh trụ mốc có các công trình kiến trúc ảnh hưởng đến việc thu nhận tín hiệu được phép nâng chiều cao trụ mốc nhưng không được vượt quá 8 mét;
b) Trường hợp trụ mốc thiết kế đặt trên các công trình kiến trúc được phép hạ chiều cao trụ mốc nhưng không được thấp hơn 2 mét so với mái của công trình kiến trúc.
3. Trên đỉnh trụ mốc được lắp giá gắn ăng-ten. Giá gắn ăng-ten phải được gắn chặt vào trụ mốc, được gia công bằng vật liệu thép không gỉ và phải có các chức năng cơ bản như: khóa chặt ăng-ten, cân chỉnh ăng-ten về mặt phẳng cân bằng và điều chỉnh hướng ăng-ten (tham khảo tại Phụ lục 03 của Thông tư này).
4. Tại đế trụ mốc phải gắn hai dấu mốc độ cao, trong đó một dấu mốc gắn nổi trên mặt đế mốc và một dấu mốc chôn chìm dưới mặt đất. Trường hợp trụ mốc đặt trên các công trình kiến trúc chỉ gắn một dấu mốc độ cao. Thực hiện xác định chênh cao thẳng đứng giữa dấu mốc độ cao và điểm tham chiếu ăng-ten (ARP) với độ chính xác < 2 mm. Quy cách dấu mốc độ cao theo quy định tại Phụ lục 04 của Thông tư này.
5. Các trụ mốc của trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục chỉ được xây dựng trên mặt đất và được khoan sâu, đổ bê tông cốt thép tới tầng ổn định. Quy cách trụ mốc trạm tham chiếu cơ sở hoạt động liên tục theo quy định tại Phụ lục 05 của Thông tư này.
6. Các trụ mốc trạm tham chiếu hoạt động liên tục được xây dựng trên mặt đất hoặc trên các công trình kiến trúc kiên cố. Quy cách trụ mốc trạm tham chiếu hoạt động liên tục theo quy định tại Phụ lục 06 của Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?