Giấy phép và chứng chỉ buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) trong Công ước quốc tế?
Giấy phép và chứng chỉ về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) trong Công ước quốc tế?
Căn cứ Điều VI Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) quy định như sau:
Giấy phép và chứng chỉ
1. Giấy phép và chứng chỉ được cấp theo điều khoản của Điều III, IV, V sẽ phải phù hợp với những điều khoản của Điều VI.
2. Một giấy phép xuất khẩu phải có những thông tin được liệt kê mẫu trong phụ lục IV và có thể chỉ được dùng trong khoảng thời gian là 6 tháng kể từ ngày cấp.
3. Mỗi giấy phép hoặc chứng chỉ phải mang tên của Công ước CITES, tên và dấu của cơ quan thẩm quyền quản lý đã cấp giấy phép và một số kiểm soát do cơ quan thẩm quyền quản lý định ra.
4. Bất kỳ một bản sao nào của giấy phép hoặc chứng chỉ do cơ quan thẩm quyền quản lý cấp phải đóng dấu bản sao và bản sao không được dùng thay cho bản gốc trừ trường hợp có ký xác nhận gia hạn giá trị.
5. Mỗi một lần gửi mẫu vật đi phải có một giấy phép hoặc 1 chứng chỉ riêng.
6. Cơ quan thẩm quyền quản lý của nước nhập khẩu sẽ huỷ hoặc giữ lại giấy phép xuất khẩu hoặc chứng chỉ tái xuất hoặc bất kỳ một giấy phép xuất khẩu nào qua đường bưu điện liên quan đến việc nhập khẩu những mẫu vật đó sau khi đã dùng xong.
7. Ở đâu có điều kiện và thuận lợi thì cơ quan thẩm quyền quản lý nên đánh dấu lên mẫu vật để tiện việc nhận biết mẫu vật. Để thực hiện mục đích này "đánh dấu" có nghĩa là in bằng bất kỳ thứ gì không thể tẩy xoá được mẫu vật miễn là trách được làm giả của những người ngoài chức trách. Nói chung là càng khó bắt chước càng tốt.
Các trường hợp miễn trừ và những điều khoản đặc biệt khác liên quan đến buôn bán động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) trong Công ước quốc tế?
Căn cứ Điều VII văn bản trên quy định cụ thể:
Các trường hợp miễn trừ và những điều khoản đặc biệt khác liên quan đến buôn bán động, thực vật như sau:
1. Những điều khoản của Điều III, IV và V sẽ không được áp dụng cho việc chuyển tải hoặc quá cảnh những mẫu vật qua hoặc vào lãnh thổ của nước thành viên trong khi mẫu vật còn nằm dưới sự kiểm soát của hải quan.
2. Ở đâu mà cơ quan thẩm quyền quản lý của nước về xuất khẩu và tái xuất được chứng minh rằng mẫu vật đã có được trước khi những điều khoản của Công ước CITES được áp dụng cho mẫu vật đó, thì những điều khoản của các Điều III, IV, V không được áp dụng cho những mẫu vật đó ở nơi mà cơ quan thẩm quyền cấp chứng chỉ cho loại mẫu vật đó.
3. Những điều khoản của Điều III, IV, V không áp dụng cho mẫu vật là tài sản cá nhân hoặc gia đình. Sự miễn trừ này không áp dụng cho những trường hợp sau:
a. Trong trường hợp mẫu vật thuộc 1 loại trong phụ lục I, chứng được thu thập làm của riêng bên ngoài nước mà người sở hữu thường cư trú mà chúng được nhập vào nước đó, hay là
b. Trong trường hợp mẫu vật thuộc về 1 loài trong phụ lục II:
• Những mẫu vật có được của người sở hữu từ bên ngoài nước mà anh ta cư trú thường xuyên và trong một nước mà ở đó mẫu vật được thu thập từ thiên nhiên.
• Mẫu vật được nhập vào nước mà người sở hữu cư trú thường xuyên, và ở nước mà mẫu vật được thu thập từ ngoài thiên nhiên cần phải có một giấy phép xuất khẩu được cấp trước khi xuất khẩu những mẫu vật đó trừ khi cơ quan thẩm quyền quản lý phải được giải trình đầy đủ là mẫu vật đã có được trước khi những điều khoản của Công ước được áp dụng đối với mẫu vật.
4. Mẫu vật của một loài động vật thuộc phụ lục I được tạo ra trong điều kiện nuôi nhằm mục đích thương mại, hoặc của một loài thực vật được nhận nuôi một cách nhân tạo nhằm mục đích thương mại sẽ được coi mà mẫu vật của những loài thuộc phụ lục II.
5. Ở đâu mà cơ quan thẩm quyền quản lý của nước xuất khẩu phải được giải trình đầy đủ là bất kỳ một mẫu vật của một loài động vật được tạo trong điều kiện nuôi hoặc mẫu vật của một loài thực vật được nhận nuôi một cách nhân tạo hoặc là một bộ phận được lấy từ một loài động vật hoặc thực vật nào đó, thì một chứng chỉ được cơ quan thẩm quyền quản lý cấp có thể được chấp nhận như là giấy phép hoặc chứng chỉ cần phải có theo điều khoản của Điều III, IV và V.
5. Những điều khoản của Điều III, IV và V không được áp dụng cho trường hợp mượn mẫu không mang tính chất thương mại, quà biếu hoặc trao đổi giữa các nhà khoa học hoặc các cơ quan khoa học đã được đăng ký tại cơ quan thẩm quyền quản lý của nước họ. Đó là những tiêu bản thực vật sống mang nhãn do cơ quan thẩm quyền quản lý xuất ra hoặc phê duyệt.
6. Cơ quan thẩm quyền quản lý của bất kỳ quốc gia nào có thể bỏ qua những đòi hỏi của các Điều III, IV cho phép di chuyển những mẫu vật là bộ phận của vườn thú không cấp giấy phép hoặc chứng chỉ miễn là :
7. Người nhập khẩu hay người xuất khẩu đăng ký đầy đủ chi tiết của những mẫu vật thuộc loại trên với cơ quan thẩm quyền quản lý.
a. Những mẫu vật được liệt vào những thứ hạng đặc biệt thuộc mục 2 hoặc 5của Điều III, và
b. Cơ quan thẩm quyền quản lý phải được giải trình đầy đủ là những mẫu vật sống sẽ được vận chuyển và chăm sóc theo cách có thể giảm tối đa tổn thương, tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị ngược đãi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?