Nội dung quy hoạch trong phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Căn cứ Mục IV Điều 1 Quyết định 1969/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nội dung quy hoạch như sau:
1. Chức năng nguồn nước
a) Các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia trên lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng gồm các sông: Bằng Giang, Hiến, Minh Khai, Tả Cáy, Nậm Cung, Bắc Khê, Khuổi O, Thả Cao, Bắc Giang, Kỳ Cùng có chức năng sử dụng cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, du dịch, thủy điện, giao thông thủy. Chức năng cơ bản của từng nguồn nước, đoạn sông được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
Các nguồn nước dưới đất trên lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng có chức năng sử dụng cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ.
b) Các nguồn nước nội tỉnh khi quy định chức năng nguồn nước phải bảo đảm tính hệ thống và phù hợp với chức năng nguồn nước quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
c) Các đối tượng khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước phải tuân thủ chức năng nguồn nước theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
2. Quản lý, bảo vệ, phát triển, điều hòa, phân bổ nguồn nước bảo đảm an ninh nước cho các mục đích khai thác, sử dụng đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông, cụ thể như sau:
a) Tổng lượng nước có thể khai thác, sử dụng trên toàn lưu vực ứng với tần suất 50% là 9.112 triệu m3; ứng với tần suất 85% là 7.318 triệu m3 (chi tiết quy định tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này).
Dự kiến nhu cầu khai thác, sử dụng nước đến năm 2030 theo Phụ lục IV; lượng nước phân bổ nguồn cho các đối tượng khai thác, sử dụng theo Phụ lục V kèm theo Quyết định này. Ưu tiên phân bổ cho mục đích cấp nước sinh hoạt, các mục đích sử dụng nước có hiệu quả kinh tế cao đối với các khu vực xảy ra thiếu nước.
b) Trường hợp xảy ra thiếu nước nghiêm trọng, căn cứ hiện trạng nguồn nước, bản tin dự báo về tình hình khí tượng, thủy văn, tài nguyên nước, mức độ hạn hán, thiếu nước, lượng nước tích trữ trong các hồ chứa hiện có trên lưu vực sông, các địa phương phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng phương án sử dụng nguồn nước hiện có, nguồn nước dự phòng gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định phương án điều hòa, phân bổ nước phù hợp.
3. Quản lý, khai thác, sử dụng nước bảo đảm dòng chảy tối thiểu trên sông
Việc khai thác, sử dụng nước phải bảo đảm giá trị dòng chảy tối thiểu trên sông, suối quy định tại Phụ lục III kèm theo Quyết định này. Trường hợp xây dựng mới các công trình khai thác, sử dụng nước, căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm nguồn nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định giá trị dòng chảy tối thiểu sau công trình theo thẩm quyền, bảo đảm giá trị dòng chảy tối thiểu trên sông quy định tại Quyết định này.
4. Quản lý, khai thác, sử dụng nước dưới đất bảo đảm không vượt quá trữ lượng có thể khai thác quy định tại Phụ lục II kèm theo Quyết định này và mực nước giới hạn cho phép theo quy định.
5. Nguồn nước dự phòng cấp cho sinh hoạt tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước tại một số khu vực thì khai thác do hoạt động sản xuất, xả nước thải vào nguồn nước, sử dụng nguồn nước dự phòng từ nguồn nước dưới đất quy định tại Phụ lục VI kèm theo Quyết định này.
6. Công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước
a) Các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước trong Quy hoạch này gồm các hồ chứa thủy lợi có dung tích từ 500.000 m3 trở lên, các công trình thủy điện từ 2MW trở lên, các công trình khai thác nước mặt cho các mục đích khác từ 50.000 m3/ngày trở lên, các công trình khai thác nước dưới đất từ 3.000 m3/ngày trở lên.
b) Các công trình đang khai thác, sử dụng nước cần nâng cao khả năng tích nước, trữ nước, tham gia điều tiết nguồn nước theo nhiệm vụ của từng công trình. Phải có phương án vận hành công trình để bảo đảm cấp nước cho hạ lưu theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiếu nước.
c) Trong kỳ quy hoạch, nghiên cứu bổ sung các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước đa mục tiêu với tổng dung tích điều tiết khoảng 20 triệu m3 trở lên, trong đó trên tiểu lưu vực sông Kỳ Cùng với dung tích khoảng 7 triệu m3 trở lên; trên tiểu lưu vực sông Bắc Giang với dung tích khoảng 10 triệu m3 trở lên; trên tiểu lưu vực sông Bằng Giang với dung tích khoảng 3 triệu m3 trở lên.
Danh mục công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước được quy định tại Phụ lục VII kèm theo Quyết định này và được bổ sung theo các quy hoạch ngành quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
7. Bảo vệ tài nguyên nước
Việc khai thác, sử dụng phải gắn với bảo vệ tài nguyên nước, đồng thời phải bảo vệ chức năng nguồn nước, nguồn sinh thủy, sự lưu thông dòng chảy, các hồ, ao có chức năng điều hòa, có giá trị đa dạng sinh học, cụ thể trong kỳ Quy hoạch:
a) Quản lý chặt chẽ rừng đầu nguồn, phấn đấu duy trì tỷ lệ che phủ rừng là nguồn sinh thủy trên lưu vực sông tại thượng lưu sông Bằng Giang, sông Bắc Giang, sông Bắc Khê, sông Kỳ Cùng.
b) Quản lý không gian tiêu thoát nước, bảo đảm lưu thông dòng chảy trên các sông, suối gồm Bằng Giang, Hiến, Minh Khai, Tả Cáy, Nậm Cung, Bắc Khê, Khuổi O, Thả Cao, Bắc Giang, Kỳ Cùng. Các dự án kè bờ, gia cố bờ sông, san, lấp, lấn sông, cải tạo cảnh quan các vùng đất ven sông không được thu hẹp quá 5% bề rộng lòng sông. Các sông, suối khác căn cứ vào tầm quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, điều hòa, cảnh quan môi trường cơ quan quản lý có thẩm quyền xem xét, quyết định việc quản lý không gian tiêu thoát nước cho phù hợp.
c) Quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất có hoạt động xả nước thải, thu gom, xử lý nước thải đô thị xả vào nguồn nước để bảo đảm chức năng nguồn nước theo quy định.
d) Công bố, quản lý chặt chẽ danh mục các hồ, ao không được san lấp, các hồ, ao có chức năng điều hòa, có giá trị cao về đa dạng sinh học.
8. Phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông và sụt, lún đất do khai thác nước dưới đất
a) Thực hiện biện pháp bảo vệ, phòng, chống sạt, lở lòng, bờ, bãi sông; điều tra, đánh giá, giám sát diễn biến dòng chảy, bồi lắng, sạt, lở lòng, bờ, bãi sông; nghiên cứu sự biến đổi lòng dẫn, quy luật tự nhiên tác động đến sự ổn định của lòng, bờ, bãi sông.
b) Quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước, không để phát sinh hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, sạt, lở bờ, bồi lấp sông, suối.
c) Thực hiện việc khoanh định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, dừng khai thác nước dưới đất đối với các vùng đã xảy ra sụt, lún đất do khai thác nước dưới đất và không xây mới các công trình khai thác đối với vùng liền kề vùng đã xảy ra sụt, lún đất.
9. Giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước và chất lượng nước
Xây dựng và duy trì mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước theo Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Thực hiện việc giám sát dòng chảy, chất lượng nước ở các vị trí trên các sông, suối theo quy định tại Phụ lục VIII kèm theo Quyết định này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?