Học sinh vô lễ với giáo viên có bị ở lại lớp?
Học sinh cấp 2 vô lễ với giáo viên có bị ở lại lớp hay không?
Tại khoản 2 Điều 15 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm như sau:
Lên lớp hoặc không được lên lớp
1. Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp:
a) Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
b) Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).
2. Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp:
a) Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
b) Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
c) Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
d) Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.
Đồng thời, tại khoản 4 Điều 4 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông có quy định về ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm như sau:
Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm
...
4. Loại yếu:
Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:
a) Có sai phạm với tính chất nghiêm trọng hoặc lặp lại nhiều lần trong việc thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này, được giáo dục nhưng chưa sửa chữa;
b) Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của giáo viên, nhân viên nhà trường; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc của người khác;
c) Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi;
d) Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.
Căn cứ theo quy định hiện hành, hành vi vô lễ với giáo viên có thể bị xếp loại hạnh kiểm yếu. Trong trường hợp nếu bạn bị hạnh kiểm yếu và học lực yếu thì bạn có thể sẽ không được lên lớp.
Khi nào phải tiến hành rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè?
Tại Điều 17 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông có quy định về ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT có quy định về vấn đề rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè như sau:
Rèn luyện hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè
Học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, hình thức rèn luyện do hiệu trưởng quy định. Nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè được thông báo đến gia đình, chính quyền, đoàn thể xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) nơi học sinh cư trú. Cuối kỳ nghỉ hè, nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đã hoàn thành nhiệm vụ thì giáo viên chủ nhiệm đề nghị hiệu trưởng cho xếp loại lại về hạnh kiểm; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp.
Như vậy, trong trường hợp học sinh xếp loại học lực cả năm từ trung bình trở lên nhưng hạnh kiểm cả năm học xếp loại yếu thì phải rèn luyện thêm hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.
Lưu ý: Trong năm học 2023-2024, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT được áp dụng đối với học sinh lớp 9 và lớp 12. Từ năm học 2024-2025 trở đi, các quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông sẽ áp dụng theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe từ 01/01/2025 bao gồm những giấy tờ gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ thai sản bù hè của giáo viên mới nhất?
- 10 Mẫu giấy mời họp mới nhất năm 2025?
- Hội đồng sáng kiến Tổng cục thuế bao gồm cơ quan nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng sáng kiến Tổng cục Thuế là gì?
- Thế nào là quản lý bất động sản? Nguyên tắc, phạm vi kinh doanh dịch vụ quản lý bất động sản được quy định ra sao?