-
Doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp nhà nước
-
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Doanh nghiệp cổ phần hóa
-
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước
-
Công ty cổ phần
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
Thành lập doanh nghiệp
-
Thành lập công ty
-
Công ty tnhh
-
Doanh nghiệp tư nhân
-
Công ty hợp danh
-
Hợp tác xã
-
Hộ kinh doanh
-
Doanh nghiệp FDI
-
Giải thể doanh nghiệp
-
Chi nhánh
-
Văn phòng đại diện
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Liên doanh
-
Tổng công ty
-
Doanh nghiệp nước ngoài
-
Phá sản doanh nghiệp
-
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
-
Doanh nghiệp bảo hiểm

Nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN trong thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN ra sao?
Nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN trong thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN như thế nào?
Tại Tiểu mục 7 Mục IV Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2022 có quy định về nhiệm vụ của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN trong thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN như sau:
7. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- Phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương đánh giá, tổng kết thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về Đề án “Thành lập cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và vốn nhà nước tại doanh nghiệp”.
- Hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược tổng thể đầu tư phát triển doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban, hạn trình trong Quý IV năm 2022.
Nhiệm vụ của DNNN trong xây dựng chương trình hành động thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN như thế nào?
Tại Tiểu mục 8 Mục IV Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2022 có quy định về nhiệm vụ của DNNN trong xây dựng chương trình hành động thực hiện đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN như sau:
8. DNNN xây dựng Chương trình hành động để thực hiện hiệu quả các giải pháp quy định tại điểm 4, 5 Mục III Nghị quyết này; trong đó các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Khẩn trương xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2035; Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm trong Quý II năm 2022.
- Khẩn trương xây dựng Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Quý II năm 2022, trong đó lưu ý nội dung về tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, chuyển dịch đầu tư theo hướng xanh, sạch, giảm thải khí carbon và xây dựng hệ thống lưu trữ năng lượng; Đổi mới mô hình quản trị doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số và tiệm cận với các nguyên tắc quản trị của OECD; sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao...
- Xử lý dứt điểm các tồn tại, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án dở dang, nhất là các dự án chậm tiến độ, đã kéo dài nhiều năm. Rà soát, giãn, hoãn các dự án đầu tư chưa cấp thiết, chưa đủ điều kiện thực hiện, chưa đánh giá kỹ lưỡng về hiệu quả để tập trung nguồn lực cho các dự án đầu tư mới, có tính chất dẫn dắt, lan tỏa, mang thương hiệu của DNNN. Thực hiện công tác quyết toán các dự án hoàn thành đúng thời hạn quy định.
9. Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết này, trường hợp phát sinh vướng mắc vượt thẩm quyền, các bộ, cơ quan, địa phương kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Trân trọng!

Huỳnh Minh Hân
- Một doanh nghiệp được cấp bao nhiêu mã số thuế?
- Việc bảo vệ cây xanh đô thị được quy định như thế nào? Trồng cây xanh đô thị không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật bị xử phạt ra sao?
- Không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội, người lao động có được hưởng quyền lợi khác không?
- Người có nhiều tiền án có được xem xét giảm thời gian chấp hành án phạt tù hay không?
- Khi nào đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với công chức, viên chức Kiểm toán nhà nước?