Quản lý và sử dụng tài sản tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện như nào?
Quản lý và sử dụng tài sản tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện
Căn cứ Điều 33 Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH Quản lý và sử dụng tài sản tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện như sau:
1. Nguồn hình thành tài sản công tại Trung tâm, bao gồm:
a) Tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 29 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật;
c) Tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm thực hiện việc quản lý và sử dụng tài sản công được giao theo quy định của pháp luật.
3. Mọi thành viên trong Trung tâm có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của Trung tâm.
4. Hàng năm, Trung tâm phải tổ chức kiểm kê, đánh giá giá trị tài sản của Trung tâm và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật. Chấp hành đầy đủ các chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, thống kê và báo cáo định kỳ; công khai tài chính theo quy định của pháp luật.
5. Trung tâm có trách nhiệm kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm và kiểm kê theo quyết định kiểm kê, đánh giá lại tài sản công, xác định tài sản thừa, thiếu và nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.
Nguồn tài chính tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện
Căn cứ Điều 34 Thông tư 05/2020/TT-BLĐTBXH quy định về nguồn tài chính tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp công lập cấp huyện như sau:
1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.
2. Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Trung tâm, bao gồm:
a) Học phí, dịch vụ tuyển sinh do người học đóng;
b) Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;
c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết.
3. Kinh phí đặt hàng, giao nhiệm vụ của Nhà nước.
4. Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
5. Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?
- Có mấy nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống tội phạm có sử dụng công nghệ cao?