Mục đích, yêu cầu trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Mục đích, yêu cầu trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Căn cứ Mục I Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm Quyết định 116/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định như sau:
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên nước đảm bảo hiệu quả và phát huy được mọi nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước được phê duyệt tại Quyết định số 432/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước giai đoạn đến năm 2025
Căn cứ Tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm Quyết định 116/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định giai đoạn đến năm 2025 như sau:
a) Tiếp tục thực hiện các đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước đã được phê duyệt;
b) Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ điều tra tài nguyên nước định kỳ thường xuyên (hỗ trợ kiểm tra việc thực hiện vận hành các hồ chứa, lập báo cáo sử dụng nước của các Bộ ngành, địa phương; cập nhật công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa thủy lợi, thủy điện);
c) Xây dựng và duy trì mạng quan trắc tài nguyên nước theo lộ trình đến năm 2025 (duy trì vận hành hệ thống mạng quan trắc tài nguyên nước hiện có và tiếp tục đầu tư xây dựng mới, nâng cấp đưa vào vận hành 31 trạm tài nguyên nước mặt và 197 điểm với 305 giếng quan trắc nước dưới đất);
d) Thực hiện điều tra, đánh giá, xác định và công bố dòng chảy tối thiểu; khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ và lập bản đồ phân vùng tiếp nhận nước thải của nguồn nước trên các sông liên tỉnh, liên quốc gia;
đ) Xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống theo dõi, giám sát tự động trực tuyến việc phối hợp vận hành của tất cả các hồ chứa theo quy trình vận hành liên hồ chứa trên 11 lưu vực sông và hệ thống theo dõi, giám sát tự động trực tuyến các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước thống nhất toàn quốc, bao gồm cả Trung ương và địa phương;
e) Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia đảm bảo kết nối liên thông giữa các Bộ, ngành và địa phương;
g) Tổ chức thực hiện kiểm kê tài nguyên nước quốc gia giai đoạn đến năm 2025 triển khai theo Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia, giai đoạn đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 1383/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2021;
h) Lập báo cáo tài nguyên nước quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;
i) Lập báo cáo sử dụng nước của các Bộ, ngành, địa phương hằng năm theo quy định;
k) Thực hiện điều tra, đánh giá tổng hợp tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ 1:100.000 lãnh thổ Việt Nam;
l) Thực hiện điều tra, tìm kiếm phát hiện nguồn nước dưới đất gắn với phục vụ cấp nước sinh hoạt cho các thôn, xã đặc biệt khó khăn và khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, các đảo lớn, quan trọng, các vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số khan hiếm nước, thiếu nước sinh hoạt;
m) Thực hiện việc đánh giá, xác định, cập nhật định kỳ các đặc trưng cơ bản của tài nguyên nước mặt, ưu tiên thực hiện đối với các nguồn nước liên tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của lưu vực, vùng kinh tế;
n) Thực hiện việc điều tra, thống kê tổng lượng nước trữ được vào cuối mùa lũ đầu mùa cạn hằng năm của các hồ chứa có khả năng điều tiết (điều tiết mùa, năm, nhiều năm), có dung tích từ 3,0 triệu m3 trở lên, các hồ thuộc Danh mục nguồn nước liên tỉnh;
o) Cập nhật, công bố dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa thủy điện, thủy lợi có quy mô khai thác, sử dụng nước thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định;
p) Dự án sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật tài nguyên nước;
q) Xây dựng và hoàn thiện các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy định hồ sơ sản phẩm hoạt động điều tra cơ bản; đầu tư nghiên cứu lựa chọn phương pháp, thiết bị mô hình, công cụ kỹ thuật tiên tiến hiện đại phục vụ công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?