Hồ sơ rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
Hồ sơ rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
Căn cứ Điều 24 Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định:
Điều 24. Hồ sơ rà soát văn bản
1. Người rà soát lập hồ sơ gồm các tài liệu sau:
a) Văn bản được rà soát hoặc Danh mục văn bản được rà soát.
b) Phiếu rà soát văn bản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
c) Văn bản là căn cứ rà soát, tài liệu liên quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh.
d) Dự thảo báo cáo kết quả rà soát trình Ủy ban nhân dân cùng cấp.
đ) Dự thảo văn bản của Ủy ban nhân dân về kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý văn bản (nếu có).
2. Phiếu rà soát văn bản:
a) Người rà soát lập Phiếu rà soát văn bản theo Mẫu số 04 Phụ lục I kèm theo Quy chế này trong trường hợp văn bản được rà soát có quy định trái, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản là căn cứ rà soát hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
b) Trường hợp kết quả rà soát văn bản có nội dung phức tạp, người rà soát đề xuất Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện kết quả rà soát.
c) Người rà soát không lập Phiếu rà soát văn bản mà ký vào góc trên của văn bản được rà soát, ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm rà soát trong trường hợp văn bản được rà soát không có quy định trái, mâu thuẫn, chồng chéo với văn bản là căn cứ rà soát hoặc cồn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Xử lý, công bố, sử dụng kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật tại TP.HCM?
Căn cứ Điều 25 Quyết định 10/2022/QĐ-TTg quy định:
Điều 25. Xử lý, công bố, sử dụng kết quả rà soát văn bản
1. Ủy ban nhân dân các cấp quyết định xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý kết quả rà soát theo quy định tại Điều 143 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
2. Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn lập “Sổ theo dõi văn bản được rà soát” theo Mẫu số 05 Phụ lục I kèm theo Quy chế này bằng hình thức tập tin điện tử.
3. Khi phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật tại thời điểm ban hành văn bản thì cơ quan, người rà soát văn bản thực hiện việc kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra tổ chức kiểm tra hoặc tự kiểm theo quy định tại Chương II của Quy chế này.
4. Kết quả rà soát văn bản được sử dụng trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Thành phố Hồ Chí Minh; cập nhật thông tin về tình trạng của văn bản lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Công báo điện tử Thành phố Hồ Chí Minh; sử dụng trong hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp về việc thực hiện văn bản.
5. Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật được Ủy ban nhân dân Thành phố, quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố xây dựng Cơ sở dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo Mục 4 Chương III của Quy chế này.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố công bố danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực của Hội đồng nhân dân Thành phố, quận, huyện, thành phố thuộc Thành phố hết hiệu lực, ngưng hiệu lực hàng năm theo quy định tại Điều 157 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 của Nghị định số 154/2020/NĐ-CP)
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?