Viên chức hải quan đội mũ trong phòng làm việc được không?
Trong phòng làm việc, công chức hải quan đội mũ được không?
Căn cứ Điều 7 Quy chế về việc quản lý, sử dụng trang phục trong ngành hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1062/QĐ-TCHQ Năm 2021 quy định về sử dụng mũ kê pi, mũ mềm như sau:
1. Mũ kê pi, mũ mềm sử dụng khi mang mặc trang phục hải quan tương ứng và trong các trường hợp sau:
a) Làm việc, học tập, huấn luyện, dự lễ ở ngoài trời (trừ trường hợp sử dụng xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật).
b) Trao và nhận huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước và các hình thức khen thưởng khác.
2. Mũ có gắn Hải quan hiệu. Khi đội mũ, phải đội ngay ngắn, Hải quan hiệu hướng ra phía trước, mũ kê pi phải gài quai sát cằm.
3. Khi vào phòng làm việc, không đội mũ, mũ được để ngay ngắn trên giá hoặc treo trên tường (nơi trang trọng) theo quy định thống nhất của đơn vị. Nếu để trên giá, Hải quan hiệu hướng ra ngoài, nếu treo trên tường, Hải quan hiệu hướng xuống dưới.
4. Khi tham dự các lớp học, tập huấn, đào tạo, hội nghị của ngành, nếu có bàn làm việc, mũ đặt lệch bên trái chỗ ngồi của mình, Hải quan hiệu hướng về phía trước.
Theo đó, viên chức trong giờ làm việc không được đội mũ và mũ bạn phải để ngay ngắn hoặc treo trên tường (nơi trang trọng) theo quy định thống nhất của đơn vị. Như vậy, bạn không thể đội mũ trong trong phòng làm việc.
Quy định về sử dụng trang phục bảo hộ lao động như thế nào?
Căn cứ Điều 13 Quy chế trên quy định về sử dụng trang phục bảo hộ lao động như sau:
1. Công chức, viên chức, người lao động mặc trang phục bảo hộ lao động khi thực thi nhiệm vụ làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm (tiếp xúc với yếu tố vật lý xấu, bụi và hóa chất độc hại, môi trường vệ sinh lao động xấu...) theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
2. Chủng loại trang phục bảo hộ lao động như sau:
a) Nhân viên kỹ thuật điện, thợ điện...: sử dụng trang phục bảo hộ lao động tại điểm 22 khoản VIII.3 mục VIII Phụ lục 1 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH .
b) Nhân viên kỹ thuật chuyên ngành xây dựng, sửa chữa công trình: sử dụng trang phục bảo hộ lao động tại điểm 30 khoản XXII.3 mục XXII Phụ lục 1 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH .
c) Thuyền trưởng, thuyền viên, máy trưởng...: sử dụng trang phục bảo hộ lao động tại điểm 37, 38, 39, 40 khoản XXIV.3 mục XXIV Phụ lục 1 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH .
d) Nấu ăn: sử dụng trang phục bảo hộ lao động tại điểm 2 khoản XXIX.1 mục XXIX Phụ lục 1 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH .
e) Nhân viên vệ sinh: sử dụng trang phục bảo hộ lao động tại điểm 25 khoản XXIX.3 mục XXIX Phụ lục 1 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH .
g) Huấn luyện chó nghiệp vụ: sử dụng trang phục bảo hộ lao động tại điểm 59 khoản XXIX.10 mục XXIX Phụ lục 1 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH .
h) Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm: sử dụng trang phục bảo hộ lao động tại điểm 73 khoản XXIX.12 mục XXIX Phụ lục 1 Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH .
3. Đối với người lao động, thủ trưởng đơn vị căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng trang phục bảo hộ lao động tại điểm a khoản 3 Điều 2 Quyết định số 322/QĐ-BTC ngày 19/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính để quyết định trang bị trang phục phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Như vậy, nếu bạn làm trong môi trường có yếu tố nguy hiểm như theo quy định trên thì bạn sẽ được cấp đồng phục để mặc bảo hộ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?