-
Đầu tư
-
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
-
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong khu công nghiệp
-
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài
-
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
-
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
-
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
-
Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
-
Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
-
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
-
Nhà đầu tư
-
Đầu tư kinh doanh
-
Dự án đầu tư
-
Chấp thuận chủ trương đầu tư
-
Vốn đầu tư
-
Tổ chức kinh tế
-
Hình thức đầu tư
-
Ưu đãi đầu tư
-
Cơ quan đăng ký đầu tư
-
Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư
-
Hỗ trợ đầu tư
-
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư
-
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài
-
Cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư
Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam bắt buộc có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư?
Theo Khoản 1 Điều 22 Luật Đầu tư 2020 nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định sau đây:
a) Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế;
b) Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này;
c) Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như vậy, bạn nếu muốn đầu tư thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam thì phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như thế nào?
Căn cứ Điều 38 Luật này thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như sau:
1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Dự án đầu tư không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh;
b) Có địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch quy định tại điểm a khoản 3 Điều 33 của Luật này;
d) Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có);
đ) Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trân trọng!

Mạc Duy Văn
- Mức giá trần vé máy bay nội địa hiện nay được quy định như thế nào? Bán vé máy bay vượt mức giá trần, hãng hàng không có bị xử phạt?
- Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại khi đáp ứng các yêu cầu nào? Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép gì?
- Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam được quy định thế nào? Sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để nhận thanh toán từ công ty nước ngoài được không?
- Học sinh dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học quản lý thì ai có trách nhiệm bồi thường?
- Trường hợp nào giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bị đề nghị miễn nhiệm?