Chồng vay tiền nhưng đã chết, vợ có phải trả nợ thay không? Vay với lãi suất bao nhiêu thì được coi là cho vay nặng lãi?

Chồng vay tiền nhưng đã chết, vợ có phải trả nợ thay? Vay với lãi suất bao nhiêu thì được coi là cho vay nặng lãi? Vay tiền không có khả năng trả nợ bị xử lý như thế nào? 

Chồng vay tiền nhưng đã chết, vợ có phải trả nợ thay? 

Chào luật sư, cho em hỏi chồng em gái em vay 150 triệu đồng ngân hàng MB mới trả được 75 triệu bây giờ không may chồng em gái em bị tai nạn mất. Bây giờ ngân hàng MB gửi giấy báo nợ đến đòi tiền và doạ không trả thì sẽ khởi kiện chồng em gái em, luật sư cho em hỏi bây giờ em gái em phải làm sao?

Trả lời:

Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

...

Như vậy, bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn. Tuy nhiên theo trình bày thì chồng của em chị đã mất. Lúc này chị cần xem xét lại điều khoản trong hợp đồng có đề cập đến nghĩa vụ trả nợ khi bên vay mất đi ai sẽ là người có trách nhiệm trả? Do đó chị cần xem xét lại thỏa thuận trong hợp đồng vay cũng như mục đích vay, nếu đó là vay để phục vụ cho mục đích thiết yếu của gia đình thì người vợ cũng phải có nghĩa vụ trả nợ (Điều 37 Luật Hôn nhân Gia đình 2014).

Ngoài ra, theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 thì đối với di sản thừa kế, thì người thừa kế có trách nhiệm trả nợ trong phạm vi di sản người chết để lại. Nếu không xác định được người trả nợ theo hợp đồng thì chị vợ trong trường hợp này có trách nhiệm trả nợ trong phạm vi di sản mà người chồng để lại. 

Vay với lãi suất bao nhiêu thì được coi là cho vay nặng lãi?

Vì công việc tôi có vay của 1 anh bạn 50 triệu đồng, lãi suất thỏa thuận là 10 ngày trả 60 triệu. Sau 10 ngày tôi mới có 30 triệu trả và xin khất anh ấy thu xếp trả sớm. Và sau 20 ngày anh ấy nói số tiền của tôi vay cả lãi lên đến 70 triệu và bắt tôi ký giấy vay 70 triệu của một người khác. Người này nói 10 ngày trả lãi 1 lần và mỗi lần họ đòi 21 triệu tiền lãi. Trong trường hợp này, có được xem là cho vay nặng lãi hay không? Có thể khởi kiện trong trường này hay không? nếu được thì khởi kiện ở đâu?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì lãi suất cho vay được quy định như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Lãi suất cho vay các bên có thể thỏa thuận nhưng không vượt quá 20%/ năm. Tức là các bên chỉ có thể áp dụng mức lãi suất tối đa đối với khoản tiền bạn vay là 1,6665%/tháng. Trường hợp các bên thỏa thuận mức cho vay vượt quá mức lãi suất mà pháp luật cho phép thì khi có tranh chấp xảy ra, pháp luật chỉ bảo vệ phần lãi suất cho vay trong phạm vi pháp luật cho phép (tức bạn chỉ phải trả lãi suất là 1,666%/tháng).

Theo thông tin mà bạn đã cung cấp thì bạn có vay 50 triệu, 10 ngày tính lãi 10 triệu và sau 10 ngày phải trả tất cả 60 triệu, tức là 1 ngày bạn phải trả tiền lãi là 1 triệu đồng tức một tháng trả 30 triệu đồng tiền lãi.

Như vậy, lãi suất cho vay ở đây là 60%/tháng gấp 45 lần so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định.

Do đó người mà bạn cho vay có dấu hiệu cho vay nặng theo quy định tại Điều 201 Bộ luật hình sự 2015 và Điểm i Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy trường hợp của bạn là người cho vay có thể có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về tội cho vay nặng lãi, mức lãi suất gấp hơn gần 45 lần so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định. Trường hợp này, bạn có thể làm đơn trình báo với cơ quan công an để yêu cầu giải quyết và đảm bảo quyền lợi.

Vay tiền không có khả năng trả nợ bị xử lý như thế nào?

Anh Khải từ địa chỉ mail huynhkhai***@gmail.com có câu hỏi như sau: Tôi có vay tiền nhưng nay không có khả năng trả vậy tôi có bị sao không xin cho ý kiến ạ.

Trả lời:

Thứ nhất, bạn có thể bị khởi kiện ra Tòa án yêu cầu thanh toán số tiền đã vay cũng như lãi suất (nếu có).

- Căn cứ theo Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

"Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
..."

Theo quy định này, bạn có nghĩa vụ phải thanh toán số tiền đã vay khi đến hạn.

Nếu bạn không trả được số tiền đã vay thì bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bạn thanh toán số tiền đã vay.

Khi Bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, bạn có trách nhiệm phải thi hành bản án đó, nếu bạn không tự nguyện thi hành án thì bên cho vay hoàn toàn có thể yêu cầu đến cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định kê biên các tài sản của bạn, các tài sản mà bạn có phần sở hữu và tiến hành xử lý tài sản đó trả nợ cho những người cho vay.

Thứ hai, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

- Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, tại Điều 174 có quy định như sau:

“ Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
…”
Như vậy, nếu việc vay tiền của bạn là cố tình sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng rơi vào các trường hợp đã nêu của điều luật thì bạn hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thanh toán và phân chia di sản thừa kế
5,605 lượt xem
Thanh toán và phân chia di sản thừa kế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thanh toán và phân chia di sản thừa kế
Hỏi đáp Pháp luật
Thứ tự ưu tiên thanh toán khi chia di sản thừa kế như thế nào? Phần di sản nào được áp dụng phân chia thừa kế theo pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Thực hiện nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng khi một người đã chết
Hỏi đáp pháp luật
Chồng vay tiền nhưng đã chết, vợ có phải trả nợ thay không? Vay với lãi suất bao nhiêu thì được coi là cho vay nặng lãi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh toán và phân chia di sản thừa kế có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào