Quy định về chế độ kế toán chủ đầu tư các dự án thuộc hệ thống Tòa án nhân dân như thế nào?
Quy định về chế độ kế toán chủ đầu tư các dự án thuộc hệ thống Tòa án nhân dân
Căn cứ Điều 20 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về chế độ kế toán chủ đầu tư các dự án thuộc hệ thống Tòa án nhân dân như sau:
1. Chủ đầu tư các dự án thuộc hệ thống Tòa án nhân dân phải mở sổ kế toán theo dõi riêng đối với từng dự án do đơn vị mình quản lý trên cùng hệ thống sổ sách kế toán của đơn vị.
2. Chế độ kế toán chủ đầu tư thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
Báo cáo tình hình thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân
Theo quy định tại Điều 21 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về báo cáo tình hình thực hiện như sau:
1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, đơn vị được giao chuẩn bị dự án có trách nhiệm thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư và Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mẫu báo cáo đánh giá và giám sát đầu tư, cụ thể:
a) Đối với các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng chưa phê duyệt dự án đầu tư, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án thực hiện các báo cáo sau:
- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm (mẫu số 3);
- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi trình quyết định đầu tư dự án (mẫu số 2).
b) Đối với các dự án trong giai đoạn thực hiện dự án, Chủ đầu tư thực hiện các báo cáo sau:
- Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ: Quý I, 6 tháng, quý III và năm (mẫu số 3);
- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi khởi công dự án (mẫu số 2);
- Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh dự án (nếu có) (mẫu số 4);
- Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm dự án đầu tư (mẫu số 1);
c) Đối với các dự án hoàn thành trong năm kế hoạch, Chủ đầu tư thực hiện:
- Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án (mẫu số 5);
d) Đối với các dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào vận hành, sử dụng trong năm kế hoạch, Chủ đầu tư thực hiện báo cáo sau:
- Báo cáo giám sát, đánh giá tình hình khai thác, vận hành dự án hằng năm trong thời gian từ khi đưa dự án vào khai thác, vận hành đến khi có Báo cáo đánh giá tác động dự án (mẫu số 6);
- Báo cáo đánh giá tác động dự án.
Các mẫu báo cáo được hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục mẫu các loại báo cáo đính kèm Thông tư số 22/2015/TT-BKHĐT ngày 18/12/2020.
2. Chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án báo cáo trực tiếp theo yêu cầu của Tòa án nhân dân tối cao về tình hình, tiến độ triển khai dự án.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?