Quy định về tổ thẩm tra phê duyệt quyết toán của người quyết định đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án

Tổ thẩm tra phê duyệt quyết toán của Người quyết định đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án. Quản lý tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc hệ thống Tòa án như thế nào?

Tổ thẩm tra phê duyệt quyết toán của Người quyết định đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án

Căn cứ Điều 18 Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn đầu tư công thuộc hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 608/QĐ-TANDTC-KHTC năm 2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về tổ thẩm tra phê duyệt quyết toán của Người quyết định đầu tư như sau:

1. Đối với dự án không phân cấp: Cục trưởng Cục Kế hoạch-Tài chính thành lập Tổ thẩm tra phê duyệt quyết toán một hoặc nhiều dự án theo hướng dẫn tại Quy chế quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc hệ thống Tòa án nhân dân.

2. Đối với các dự án phân cấp: Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thành lập Tổ thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án do mình quản lý. Thành phần của Tổ thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án gồm cán bộ, công chức kiêm nhiệm của đơn vị và cá nhân đại diện cho các tổ chức, cơ quan liên quan (trong trường hợp cần thiết).

3. Nội dung thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án được quy định cụ thể tại Điều 36, Điều 37, Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công.

4. Chi phí cho công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành được thực hiện theo quy định tại Điều 46, Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công và Quyết định số 180/QĐ-TANDTC-KHTC ngày 30/6/2021 của Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc hệ thống Tòa án nhân dân.

Quản lý tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc hệ thống Tòa án như thế nào?

Theo Điều 19 Quyết định trên quy định về quản lý tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản như sau:

1. Tài sản là đất: Căn cứ xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của cơ quan, đơn vị là diện tích đất và giá đất, áp dụng theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 101 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.

2. Tài sản là nhà

a) Cấp nhà: Xác định theo cấp công trình được phê duyệt tại Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

b) Năm xây dựng và năm đưa vào sử dụng:

- Năm xây dựng: Năm bắt đầu thực hiện xây dựng trụ sở;

- Năm đưa vào sử dụng: Năm hoàn thành xây dựng, bàn giao đưa vào sử dụng (xác định theo Biên bản nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng).

c) Giá trị nhà: Nguyên giá theo sổ sách kế toán áp dụng theo Điểm b Khoản 1 Điều 8 của Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/05/2018 của Bộ Tài chính.

Trường hợp Nhà đã đưa vào sử dụng (do đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng) nhưng chưa có quyết toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì cơ quan, đơn vị ghi sổ vào hạch toán kế toán tài sản cố định kể từ ngày có Biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng. Nguyên giá ghi sổ kế toán là giá tạm tính. Nguyên giá tạm tính trong trường hợp này được lựa chọn theo thứ tự yêu tiên sau:

+ Giá trị đề nghị quyết toán;

+ Giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B;

+ Giá trị dự toán Dự án đã được phê duyệt.

Khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán, đơn vị thực hiện điều chỉnh lại nguyên giá tạm tính trên sổ kế toán theo giá trị quyết toán được duyệt, đồng thời xác định lại các chỉ tiêu giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện kế toán theo quy định.

2. Đối với tài sản là máy móc, thiết bị và tài sản cố định hữu hình khác hình thành từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính.

a) Năm sản xuất và năm đưa vào sử dụng

- Năm sản xuất: Năm sản xuất theo hồ sơ do nhà sản xuất đăng ký.

- Năm đưa vào sử dụng: Năm tài sản được kê khai hoặc được đưa vào sử dụng lần đầu (xác định theo Biên bản nghiệm thu, bàn giao hàng hóa hoặc Quyết định cấp).

3. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình: Việc xác định nguyên giá tài sản cố định do theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 4 áp dụng theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 7 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính.

4. Đối với tài sản là phần mềm ứng dụng và tài sản cố định vô hình khác được hình thành từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 45/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính

a) Năm sản xuất và năm đưa vào sử dụng

- Năm sản xuất: Năm sản xuất theo hồ sơ do nhà sản xuất đăng ký.

- Năm đưa vào sử dụng: Năm tài sản được kê khai hoặc được đưa vào sử dụng lần đầu (xác định theo Biên bản nghiệm thu, bàn giao hàng hóa hoặc Quyết định cấp).

b) Nguyên giá tài sản là phần mềm ứng dụng và tài sản cố định vô hình khác hình thành từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí được tính trong vốn đầu tư dự án mà cơ quan, đơn vị đã chi ra để mua sắm, lắp đặt các tài sản cố định vô hình đó.

Trân trọng!

Nguồn vốn đầu tư
Hỏi đáp mới nhất về Nguồn vốn đầu tư
Hỏi đáp pháp luật
Nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự thủ tục hồ sơ dự án mua sắm trang thiết bị sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển
Hỏi đáp pháp luật
Nguồn vốn đầu tư quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ven biển
Hỏi đáp pháp luật
Về việc xác định nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình
Hỏi đáp pháp luật
Các nguồn vốn đầu tư công trung hạn và ngắn hạn bao gồm những nguồn nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống thoát nước được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nguồn vốn đầu tư xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung
Hỏi đáp pháp luật
Xác định nguồn vốn đầu tư như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nội dung thẩm tra quyết toán đối với dự án quy hoạch sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn chưa có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị được nghiệm thu bao gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nguồn vốn đầu tư
Phan Hồng Công Minh
2,596 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Nguồn vốn đầu tư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nguồn vốn đầu tư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào