Nguyên tắc quản lý chi phí và nội dung chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Nguyên tắc quản lý chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Căn cứ Điều 3 Thông tư 55/2021/TT-BTC nguyên tắc quản lý chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:
1. Pháp nhân thương mại bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho hoạt động cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP.
2. Pháp nhân thương mại bị cưỡng chế có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho cơ quan ra quyết định cưỡng chế theo quy định của Thông tư này.
Nội dung chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Căn cứ Điều 4 Thông tư này nội dung chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:
1. Việc xác định chi phí cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP.
2. Nội dung chi:
a) Các chi phí quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện căn cứ vào hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản bàn giao tài sản kê biên (đối với chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên), hóa đơn, chứng từ chi tiêu thực tế, hợp pháp, hợp lệ theo quy định hiện hành và được người ra quyết định cưỡng chế phê duyệt.
b) Riêng chi bồi dưỡng cho những người được huy động trực tiếp tham gia cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế như sau:
Mức chi cho người chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế thuộc cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế là 150.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế, mức chi cho người được huy động tham gia thi hành quyết định cưỡng chế là 100.000 đồng/người/ngày tham gia cưỡng chế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?