Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại trong Bộ Luật Hình sự 2015
Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại trong Bộ Luật Hình sự 2015 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ Luật Hình sự 2015 như sau:
Thứ nhất, Mọi hành vi phạm tội do pháp nhân thương mại thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật;
Thứ hai, Mọi pháp nhân thương mại phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế;
Thứ ba, Nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;
Thứ tư, Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.
Như vậy, so với Bộ Luật Hình sự 1999 thì nguyên tắc xử lý pháp nhân phạm tội trong Bộ Luật Hình sự 2015 là quy định mới hoàn toàn. Quy định này là điểm tiến bộ, phù hợp với pháp luật thế giới và tình hình tội phạm tại Việt Nam, đây là cơ sở để xử lý tội phạm khi Bộ Luật Hình sự 2015 đã bổ sung chủ thể chịu trách nhiệm hình sự không chỉ có cá nhân mà còn cả pháp nhân thương mại.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Bộ Luật Hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?