Cấp phát chi phí cưỡng chế và nộp, tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Cấp phát chi phí cưỡng chế cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Căn cứ Điều 5 Thông tư 55/2021/TT-BTC có quy định về cấp phát chi phí cưỡng chế cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại như sau:
Việc cấp phát chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
Nộp và tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Căn cứ Điều 6 Thông tư này việc nộp và tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy đinh như sau:
1. Trước khi tổ chức việc cưỡng chế, cơ quan ra quyết định cưỡng chế phê duyệt dự toán chi phí cưỡng chế. Dự toán chi phí cưỡng chế được lập căn cứ vào biện pháp cưỡng chế cần áp dụng, thời gian, địa điểm cưỡng chế, phương án tiến hành cưỡng chế, lực lượng tham gia (số lượng, thành phần tham gia) phục vụ cho cưỡng chế.
Dự toán chi phí cưỡng chế sau khi được phê duyệt phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế 01 bản cùng với quyết định cưỡng chế, quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của pháp nhân thương mại phải thi hành biện pháp tư pháp (đối với biện pháp phong tỏa tài khoản) để nộp chi phí cưỡng chế (văn bản ghi rõ ngày, tháng, năm xử phạt, số tiền phải thanh toán, địa chỉ thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản nếu thanh toán bằng chuyển khoản và các thông tin cần thiết khác). Đồng thời, cơ quan ra quyết định cưỡng chế phải gửi tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước, công ty chứng khoán đang quản lý tài khoản của pháp nhân thương mại phải thi hành biện pháp tư pháp và cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp (trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP).
Trường hợp thực hiện việc cưỡng chế bằng biện pháp phong tỏa tài khoản, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định khấu trừ tiền trong tài khoản của pháp nhân thương mại, số tiền khấu trừ không được vượt quá số tiền để thi hành biện pháp tư pháp và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế. Ngay sau khi nhận được quyết định về khấu trừ tiền trong tài khoản của pháp nhân thương mại phải thi hành biện pháp tư pháp thì tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân thương mại, công ty chứng khoán nơi pháp nhân thương mại mở tài khoản chứng khoán phải khấu trừ tiền trong tài khoản và chuyển cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền để tổ chức cưỡng chế thi hành biện pháp tư pháp.
2. Trường hợp chưa thu được chi phí cưỡng chế từ đối tượng bị cưỡng chế do đối tượng bị cưỡng chế không tự nguyện nộp hoặc lý do khách quan khác, căn cứ dự toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt, cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế (hoặc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp trường hợp áp dụng Điều 42 Nghị định số 44/2020/NĐ-CP) đề nghị cơ quan ra quyết định cưỡng chế tạm ứng chi phí cưỡng chế từ dự toán kinh phí cưỡng chế để thực hiện. Mức tạm ứng tối đa bằng dự toán kinh phí cưỡng chế được giao của cơ quan ra quyết định cưỡng chế.
3. Hồ sơ tạm ứng bao gồm dự toán năm được cấp có thẩm quyền giao, văn bản phê duyệt dự toán chi phí cưỡng chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giấy rút dự toán ngân sách (tạm ứng) theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?