Cần sự có mặt của cha, mẹ khi hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không?
Cần sự có mặt của cha, mẹ khi hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi?
Tôi muốn hỏi: Cháu tôi vừa vị bắt về hành vi cướp tài sản, tôi sợ trong quá trình hỏi cung cháu bị ảnh hưởng đến tâm lý. Do đó, tôi muốn hỏi trường hợp khi hỏi cung thì có cần sự có mặt của cha, mẹ cháu không? Cháu tôi hiện nay 17 tuổi.
Trả lời: Căn cứ Khoản 2 Điều 421 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất như sau:
Khi lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện của họ.
Như vậy, vấn đề về tuổi của bị can chưa thành niên thì thủ tục tố tụng sẽ khác hơn so với người đã thành niên và cụ thể khi khỏi cung, lấy lời khai bắt buộc phải có người bào chữa hoặc người đại diện (cha, mẹ).
Hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày?
Xin được hỏi: Theo quy định về tố tụng thì đối với: Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày có đúng không?
Trả lời: Căn cứ Khoản 5 Điều 421 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày và mỗi lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp:
- Phạm tội có tổ chức;
- Để truy bắt người phạm tội khác đang bỏ trốn;
- Ngăn chặn người khác phạm tội;
- Để truy tìm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc vật chứng khác của vụ án;
- Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp.
Như vậy, có thể thấy về nguyên tắc thời gian hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi không quá hai lần trong 01 ngày. Tuy nhiên, đây không phải là quy định bắt buộc mà khi rơi vào một trong các trường hợp trên thì có thể được hỏi cung quá 02 lần/ngày (vấn đề này thể hiện sự linh hoạt).
Khi tiến hành bắt bị can tại nơi làm việc của họ thì có cần đại diện chính quyền xã chứng kiến không?
Trong hoạt động tố tụng hình sự thì khi tiến hành bắt bị can tại nơi làm việc của họ để tạm giam thì có cần đại diện chính quyền xã chứng kiến hay không?
Trả lời: Khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về bắt bị can, bị cáo để tạm giam, theo đó:
Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.
Như vậy, theo quy định thì khi tiến hành bắt người (bị can, bị cáo để tạm giam) tại nơi người đó làm việc thì phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến, không cần phải có đại diện chính quyền xã chứng kiến như trường hợp bắt người tại nơi người đó cư trú hoặc bắt người tại nơi khác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?