Người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ mức tiền ăn như nào khi tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp?
Người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ mức tiền ăn như thế nào khi tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 46/2015/QĐ-TTg quy định về mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại như sau:
1. Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
2. Mức hỗ trợ:
a) Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.
b) Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
3. Ngoài những đối tượng và mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo tùy điều kiện và khả năng, huy động thêm các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong thời gian đào tạo.
Theo đó, người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ mức tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học khi tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định như trên.
Người thuộc hộ nghèo được hỗ trợ bao nhiêu lần khi tham gia đào tạo trình độ sơ cấp?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 152/2016/TT-BTC về nội dung và mức hỗ trợ như sau:
Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, những người trước đây đã được hỗ trợ đào tạo theo các chính sách hiện hành khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ đào tạo theo chính sách quy định tại Thông tư này. Trường hợp người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm theo chính sách quy định tại Thông tư này nhưng tối đa không quá 03 lần/người.
Như vậy, người thuộc hộ nghèo chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước. Trường hợp người đã được hỗ trợ đào tạo nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi việc làm nhưng không quá 03 lần/người.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?
- Luật tổ chức chính quyền địa phương hợp nhất mới nhất năm 2024?