Mẹ kế có được quyền đương nhiên làm giám hộ cho con riêng bị tâm thần không có khả năng nhận thức khi người bố đã chết không?

Mẹ kế được quyền làm giám hộ đương nhiên cho con riêng khi người bố đã chết không? Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình không?

Mẹ kế được quyền làm giám hộ đương nhiên cho con riêng khi người bố đã chết không? 

Căn cứ Khoản 1 Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế như sau:

1. Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này.

Theo quy định Khoản 3 Điều 69 Luật này quy định:

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

Căn cứ Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 quy định người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự quy định:

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Như vậy, mẹ kế sẽ trở thành người giám hộ đương nhiên của con riêng bị mất năng lực hành vi khi người bố đã chết và người con này chưa có vợ, chồng, con hoặc có nhưng không đủ điều kiện.

Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình không?

Căn cứ Khoản 2 Điều 79 Luật trên quy định về quyền, nghĩa vụ của con riêng của vợ hoặc của chồng như sau:

2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này.

Căn cứ Điều 70 và 71 Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của con riêng như sau:

Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của con

1. Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

2. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

3. Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

4. Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

5. Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Trân trọng!

Người giám hộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người giám hộ
Hỏi đáp Pháp luật
Người giám hộ có thể là người đại diện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người giám hộ có quyền bán tài sản của người được giám hộ trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Một người có được nhiều người giám hộ không? Ai là người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký giám hộ mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Người không biết chữ thì có được làm người giám hộ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để bóc lột sức lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Lợi dụng quyền và nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Con là người giám hộ cho cha mẹ được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ? Người giám hộ có những quyền nào?
Hỏi đáp pháp luật
Người giám hộ đương nhiên của cha mẹ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người giám hộ
Tạ Thị Thanh Thảo
2,162 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào