Trường hợp người dân tự nguyện trả lại đất thì nhà nước có thể thu hồi không?
Trường hợp người dân tự nguyện trả lại đất thì nhà nước có thể thu hồi hay không?
Tôi được nhà nước giao đất năm 2008, nay muốn tự nguyện trả lại đất để vào Sài Gòn làm ăn, cho hỏi trường hợp tôi tự nguyện trả lại đất thì nhà nước có thể thu hồi lại không?
Trả lời: Căn cứ Khoản 1c Điều 16 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
- Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
+ Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
+ Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Như vậy, khi bạn tự nguyện trả lại đất thì nhà nước sẽ quyết định thu hồi đất trong trường hợp trên.
Đất trong khai thác khoáng sản có được đấu giá quyền sử dụng đất hay không?
Hiện tại đất công ty em đang khai thác khoáng sản được nhà nước cho thuế cách đây 01 năm. Vì một số lý do nên muốn thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất. Như vậy, có được không?
Trả lời: Căn cứ Khoản 2d Điều 118 Luật đất đai 2013 quy định như sau:
- Các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất bao gồm:
+ Giao đất không thu tiền sử dụng đất;
+ Sử dụng đất được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quy định tại Điều 110 của Luật này;
+ Sử dụng đất quy định tại các điểm b, g khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Luật này;
+ Sử dụng đất vào mục đích hoạt động khoáng sản;
+..
Như vật, trường hợp mà bạn đề cập khi hoạt động về khai thác khoáng sản được Nhà nước cho thuê đất thì pháp luật không cho phép đấu giá quyền sử dụng đất.
Thánh đường là đất tín ngưỡng hay đất cơ sở tôn giáo?
Quê tôi, theo công giáo nên nhiều thánh đường. Tuy nhiên, nhiều hồ sơ ghi trong địa chính đất thánh đường là đất cơ sở tôn giáo nhưng có người bảo: chính xác phải ghi là đất cơ sở tôn giáo? Cụ thể, phân vào loại nào mới chính xác theo pháp luật?
Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 159 Luật đất đai 2013 quy định về đất cơ sở tôn giáo như sau:
- Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
Căn cứ Khoản 1 Điều 160 Luật đất đai 2013 quy định về đất tín ngưỡng như sau:
- Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.
Như vậy, căn cứ cơ sở pháp lý trên có thể thấy đất thánh đường theo quy định pháp luật là đất cơ sở tôn giáo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?