Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi trong giải quyết vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi là gì?
Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi trong giải quyết vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH có quy định về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi trong hoạt động tố tụng như sau:
Việc phối hợp cử người giám hộ, người đại diện, người trợ giúp pháp lý, người bào chữa tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị buộc tội, người bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21/12/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 06/2018).
Thu thập, bảo quản, đánh giá, sử dụng chứng cứ giữa các cơ quan trong tiếp nhận, giải quyết tố giác vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH có quy định về thu thập, bảo quản, đánh giá, sử dụng chứng cứ như sau:
1. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong việc thu thập, bảo quản, đánh giá, sử dụng chứng cứ chứng minh hành vi xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.
2. Ngay khi phát hiện hành vi xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền phải kịp thời phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người có thẩm quyền kiểm tra thân thể người bị xâm hại tình dục, thu thập các dấu vết sinh học chứng minh hành vi xâm hại tình dục.
3. Việc thu thập chứng cứ chứng minh hành vi xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi phải kịp thời, ngay từ khi phát hiện sự việc xảy ra, phải bảo đảm vừa thu thập dấu vết, vừa ứng phó kịp thời tình huống cấp cứu người bị xâm hại tình dục, hạn chế đến mức thấp nhất số lần lấy lời khai người bị xâm hại tình dục dưới 18 tuổi. Đối với các vụ xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi xảy ra từ lâu, có nhiều khó khăn trong thu thập chứng cứ, thu thập các dấu vết, xác định hiện trường thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải phối hợp chặt chẽ ngay từ khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố để kịp thời thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn về nghiệp vụ, pháp luật, kịp thời trả lời thỉnh thị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cấp dưới để bảo đảm quá trình giải quyết tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?