Trách nhiệm Cục An toàn lao động trong việc phân loại lao động theo theo điều kiện lao động?

Trách nhiệm của Cục An toàn lao động trong việc phân loại lao động theo theo điều kiện lao động? Việc sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định thế nào? Mong được hướng dẫn, xin cảm ơn!

Trách nhiệm của Cục An toàn lao động trong việc phân loại lao động theo theo điều kiện lao động

Theo Điều 7 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về trách nhiệm của Cục An toàn lao động trong việc phân loại lao động theo theo điều kiện lao động như sau:

1. Căn cứ đề xuất của người sử dụng lao động và bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Cục An toàn lao động chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thuộc các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và các cơ quan, tổ chức nghiên cứu về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện rà soát, đánh giá Danh mục nghề để đề xuất Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định việc sửa đổi, bổ sung hoặc đua ra khỏi Danh mục nghề theo quy định tại Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

2. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất hoạt động đánh giá điều kiện lao động theo quy định của pháp luật.

Việc sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Theo Điều 9 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về việc sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:

Điều 9. Sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

1. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

a) Việc rà soát, đánh giá phải được thực hiện đối với nghề, công việc thuộc ngành, lĩnh vực cụ thể.

b) Quá trình chọn mẫu để rà soát, đánh giá phải được thực hiện phù hợp với từng loại hình, quy mô của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đại diện vùng, miền lấy mẫu.

c) Kết quả rà soát, đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động được sử dụng để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề là kết quả rà soát, đánh giá được thực hiện trong thời gian không quá 12 tháng cho đến tháng đề xuất.

2. Căn cứ vào kết quả phân loại lao động theo phương pháp được quy định tại Thông tư này, trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề thì người sử dụng lao động có văn bản gửi bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan để xem xét, tổng hợp, đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tài liệu gửi kèm văn bản đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm:

a) Tóm tắt hiện trạng các chức danh nghề, công việc đặc thù của ngành, lĩnh vực và so sánh với Danh mục nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; lý do đề xuất bổ sung, sửa đổi.

b) Số liệu đo, đánh giá các yếu tố đặc trưng về điều kiện lao động đối với các chức danh nghề, công việc đề nghị bổ sung, sửa đổi và phiếu ghi tổng hợp kết quả theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Bảng tổng hợp đề xuất sửa đổi, bổ sung việc phân loại nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; xem xét ý kiến của người sử dụng lao động để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về An toàn lao động
548 lượt xem
An toàn lao động
Hỏi đáp mới nhất về An toàn lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp có phải chuẩn bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên bán xăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn chót nộp báo cáo hàng năm công tác kiểm định an toàn lao động 2024 là ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo Nghị định 04?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện hỗ trợ kinh phí huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhiệm kỳ 2018-2023, các cấp công đoàn Thành phố HCM đã cử cán bộ tham gia bao nhiêu cuộc giám sát cùng các đoàn thanh tra về điều chỉnh lương tối thiểu vùng và công tác ATVSLĐ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt tù cao nhất đối với Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc thành lập hội đồng an toàn, vệ sinh lao động cơ sở trong doanh nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
An toàn vệ sinh viên là ai? An toàn vệ sinh viên có nhiệm vụ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thẻ an toàn theo Nghị định 44? Đối tượng nào được cấp thẻ an toàn?
Hỏi đáp Pháp luật
Tội vi phạm quy định về an toàn lao động làm chết từ 3 người trở lên ở tù bao nhiêu năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
An toàn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào