Trường hợp văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp có được công nhận để sử dụng ở Việt Nam hay không?
Trường hợp văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp có được công nhận để sử dụng ở Việt Nam không?
Luật giáo dục 2019 có nhiều điểm mới nổi bật điều chỉnh đến hệ thống giáo dục nước ta. Cho mình hỏi trường hợp nào học ở nước ngoài, được các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp bằng mà về Việt Nam được công nhận?
Trả lời: Theo Khoản 1 Điều 109 Luật Giáo dục 2019 quy định văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được công nhận để sử dụng tại Việt Nam trong trường hợp sau đây:
- Văn bằng do cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học ở nước ngoài cấp cho người học sau khi hoàn thành chương trình giáo dục bảo đảm chất lượng theo quy định của nước cấp bằng và được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của nước đó công nhận;
- Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại nước khác nơi cơ sở giáo dục đặt trụ sở chính cấp cho người học, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục của 02 nước cho phép mở phân hiệu hoặc thực hiện hợp tác, liên kết đào tạo và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này;
- Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cấp, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định về hợp tác, đầu tư về giáo dục do Chính phủ ban hành, theo phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thuộc 01 trong 03 trường hợp nêu trên thì được công nhận để sử dụng tại Việt Nam.
Cơ sở giáo dục khác gồm những cơ sở nào?
Tôi được biết ngoài các cơ sở giáo dục như mầm non, tiểu học, trung học... còn có cơ sở giáo dục khác, vậy cho tôi hỏi đó là những cơ sở nào?
Trả lời: Căn cứ Khoản 1 Điều 65 Luật giáo dục 2019 quy định cơ sở giáo dục khác bao gồm:
- Nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập, lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học ở trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật;
- Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập, các trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên;
- Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.
Trên đây là những quy định về cơ sở giáo dục khác theo Luật Giáo dục 2019.
Trẻ em 02 tháng tuổi không được đến học tại cơ sở giáo dục mầm non?
Gia đình tôi mới sinh em bé, được tròn 02 tháng, tôi và vợ tôi công việc nhiều nên không có thời gian. Cho em giờ tôi muốn con mình vào cơ sở giáo dục mầm non có được không?
Trả lời: Căn cứ Điều 26 Luật giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:
- Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;
- Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;
- Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.
Như vậy, đối với các cơ sở giáo dục mầm non theo Luật giáo dục thì chưa nhận những đứa trẻ dưới 03 tháng tuổi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?