-
Doanh nghiệp nhà nước
-
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Điều kiện thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Hồ sơ đề nghị thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Đăng ký doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Mức vốn điều lệ doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Sắp xếp lại doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
-
Doanh nghiệp cổ phần hóa
-
Cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước
100 tỷ là mức vốn tối thiểu phải có mới được thành lập Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
100 tỷ là mức vốn tối thiểu mới được thành lập Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/06/2022) quy định về nội dung trên như sau:
1. Doanh nghiệp khi thành lập phải có mức vốn điều lệ không thấp hơn 100 tỷ đồng.
2. Trường hợp kinh doanh những ngành, nghề quy định phải có vốn pháp định thì ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh đó.
3. Đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội hoặc hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực, địa bàn cần Nhà nước đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp thì vốn điều lệ có thể thấp hơn mức quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng không thấp hơn mức vốn pháp định quy định đối với ngành, nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định.
Như vậy, đối với vốn điều lệ thì 100 tỷ là mức vốn tối thiểu mới được thành lập Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Nội dung đề án thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?
Căn cứ Khoản 3 Điều 6 Văn bản trên quy định như sau:
3. Đề án thành lập doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ pháp lý, mục tiêu, sự cần thiết thành lập doanh nghiệp;
b) Tên gọi, mô hình tổ chức quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động;
c) Địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp, địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng; chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có);
d) Nhiệm vụ do Nhà nước giao; ngành, nghề kinh doanh; danh mục sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng;
đ) Đánh giá sự phù hợp của việc thành lập doanh nghiệp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia;
e) Tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng; công nghệ dự kiến áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh; kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 05 năm sau khi thành lập;
g) Mức vốn điều lệ; dự kiến tổng vốn đầu tư (trường hợp thành lập doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ gắn với thực hiện dự án đầu tư); nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại ngoài nguồn vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với doanh nghiệp;
h) Dự kiến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội;
i) Dự kiến khả năng cung ứng nguồn lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, công nghệ và các điều kiện cần thiết khác để hoạt động sau khi thành lập.
Trân trọng!

Lê Bảo Y
- Mức giá trần vé máy bay nội địa hiện nay được quy định như thế nào? Bán vé máy bay vượt mức giá trần, hãng hàng không có bị xử phạt?
- Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại khi đáp ứng các yêu cầu nào? Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép gì?
- Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam được quy định thế nào? Sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để nhận thanh toán từ công ty nước ngoài được không?
- Học sinh dưới 15 tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học quản lý thì ai có trách nhiệm bồi thường?
- Trường hợp nào giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bị đề nghị miễn nhiệm?