-
Doanh nghiệp
-
Công ty cổ phần
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp
-
Thành lập doanh nghiệp
-
Thành lập công ty
-
Công ty tnhh
-
Doanh nghiệp tư nhân
-
Công ty hợp danh
-
Hợp tác xã
-
Doanh nghiệp nhà nước
-
Hộ kinh doanh
-
Giải thể doanh nghiệp
-
Chi nhánh
-
Văn phòng đại diện
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
-
Liên doanh
-
Tổng công ty
-
Phá sản doanh nghiệp
-
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
-
Địa điểm kinh doanh
-
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
-
Nhóm doanh nghiệp
Thời hạn bổ sung tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp cho thuê lại là bao lâu? Khi nào doanh nghiệp cho thuế lại có thể rút tiền ký quỹ?
Thời hạn bổ sung tiền ký quỹ đối với doanh nghiệp cho thuê lại là bao lâu?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc nộp bổ sung tiền ký quỹ như sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày rút tiền ký quỹ để thanh toán đối với trường hợp quy định tại các điểm a và điểm b khoản 1 Điều 18 và Điều 19 Nghị định này, doanh nghiệp cho thuê lại phải nộp bổ sung tiền ký quỹ bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định này.
2. Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà doanh nghiệp cho thuê lại không bổ sung đầy đủ tiền ký quỹ thì ngân hàng nhận ký quỹ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp cho thuê lại đặt trụ sở chính. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của ngân hàng nhận ký quỹ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi giấy phép của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định này.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì trong trường hợp bạn thực hiện việc bổ sung tiền ký quỹ thì trong 30 ngày kể từ ngày rút tiền ký quỹ bạn phải bổ sung tiền ký quỹ.
Khi nào có thể rút tiền ký quỹ
Theo Điều 18 Nghị định này cũng quy định về việc rút tiền ký quỹ như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp cho thuê lại đặt trụ sở chính đồng ý để doanh nghiệp cho thuê lại rút tiền ký quỹ khi doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn, không đủ nguồn tài chính để thanh toán đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các chế độ khác đối với người lao động thuê lại theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho thuê lại sau thời hạn từ 30 ngày kể từ ngày đến thời hạn thanh toán theo quy định của pháp luật;
b) Doanh nghiệp cho thuê lại gặp khó khăn, không đủ khả năng bồi thường cho người lao động thuê lại do vi phạm hợp đồng lao động với người lao động thuê lại hoặc gây thiệt hại cho người lao động thuê lại vì không bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thuê lại sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày đến thời hạn bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Doanh nghiệp không được cấp giấy phép;
d) Doanh nghiệp cho thuê lại bị thu hồi giấy phép hoặc không được gia hạn, cấp lại giấy phép;
đ) Doanh nghiệp cho thuê lại đã thực hiện ký quỹ tại một ngân hàng thương mại của Việt Nam hoặc chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam khác.
Theo đó, doanh nghiệp cho thuê lại chỉ được rút tiền ký quỹ trong các trường hợp được quy định như trên.
Trân trọng!

Võ Ngọc Nhi
- Công điện 470/CĐ-TTg năm 2023: Chỉ đạo ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho vay nhằm giải quyết khó khăn cho sản xuất, kinh doanh?
- Cục trưởng Cục thuế phải chịu trách nhiệm về việc hoàn thuế GTGT trên địa bàn quản lý?
- Di chúc miệng là gì? Di chúc miệng cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Nhiều hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư có được nhận khoán bảo vệ rừng?
- Quốc kỳ Việt Nam có kích thước tiêu chuẩn là bao nhiêu? Người nước ngoài xúc phạm Quốc kỳ Việt Nam ngoài lãnh thổ Việt Nam có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?