Việc phát triển lĩnh vực y tế theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?

Việc phát triển lĩnh vực Nông nghiệp và nông thôn và y tế theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030? Mong được giải đáp thắc mắc.

Việc phát triển nền Nông nghiệp và nông thôn theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Căn cứ Tiểu mục 1 Mục V Điều 1 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định về việc phát triển nền Nông nghiệp và nông thôn theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau:

Phát triển kinh tế số và xã hội số theo hướng nông nghiệp số gắn liền với nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông thôn hiện đại, nông dân chuyên nghiệp, văn minh. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:

a) Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch hành động phát triển kinh tế số và xã hội số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chuyển dịch từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế số nông nghiệp; phát động và thu hút làn sóng doanh nghiệp công nghệ đầu tư phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn; phát triển các nền tảng số phục vụ nhu cầu của người nông dân; phát triển các dịch vụ bảo hiểm mùa vụ, phòng ngừa rủi ro cho nông dân.

b) Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng dữ liệu số nông nghiệp trong đó cơ quan nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp đóng vai trò nòng cốt và người nông dân tham gia tích cực trong việc thu thập, chuẩn hóa, mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản; kịp thời cung cấp thông tin, tư vấn, dự báo tình hình cho nông dân.

c) Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng số kết nối người nông dân với chuyên gia nông nghiệp để thu thập, dán nhãn dữ liệu theo hình thức đóng góp của cộng đồng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ phân tích, phát hiện sớm bệnh dịch cho cây trồng, vật nuôi để có phương án xử lý kịp thời.

d) Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản cho phép kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng của nông sản.

đ) Xây dựng, cập nhật bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, tiêu chí quốc gia về xóa đói giảm nghèo, đặc biệt cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi có các tiêu chí về phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Tổ chức triển khai mô hình làng chuyển đổi số, xã chuyển đổi số, trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là gắn kết phát triển thương mại điện tử với Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm.

e) Tổ chức triển khai phổ cập kỹ năng số cho người nông dân theo hướng tuyên truyền, phổ biến qua phương tiện truyền thông cơ sở; qua hệ thống hội nông dân các cấp; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp và tham gia vào phát triển kinh tế số, xã hội số; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn kỹ năng số cho người nông dân thông qua các nền tảng số, đào tạo trực tuyến, liên tục phát triển kỹ năng và tri thức số cho người nông dân, ưu tiên nhóm kỹ năng về sử dụng, khai thác các sàn giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, nhận biết, phòng ngừa lừa đảo trên mạng.

g) Tổ chức triển khai đào tạo chuyên ngành về nông nghiệp số tại các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Việc phát triển lĩnh vực y tế theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Căn cứ Tiểu mục 2 Mục V Điều 1 Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022 quy định về việc phát triển y tế theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 như sau: như sau:

2. Y tế

Phát triển kinh tế số và xã hội số theo hướng y tế số gắn kết thông suốt mạng lưới cơ sở khám, chữa bệnh từ trung ương tới cấp xã và với người dân. Các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm:

a) Rà soát, sửa đổi quy định, chính sách trong y tế để cơ sở khám, chữa bệnh có bộ phận chức năng và cung cấp dịch vụ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử; đơn thuốc điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ y tế số.

b) Xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch hành động phát triển kinh tế số và xã hội số trong lĩnh vực y tế, thúc đẩy, khuyến khích bệnh viện lớn đồng thời cũng là doanh nghiệp công nghệ số về y tế; phát động và thu hút làn sóng doanh nghiệp công nghệ đầu tư vào y tế số; phổ cập dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tư vấn khám chữa bệnh từ xa.

c) Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa kết nối bệnh viện với bệnh viện, bệnh viện tuyến trên với bệnh viện tuyến dưới, từ trung ương tới cơ sở, giúp giảm tải các cơ sở y tế, khám, chữa bệnh kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí.

d) Xây dựng và tổ chức triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng hồ sơ bệnh án giấy, thanh toán viện phí không dùng tiền mặt; triển khai nền tảng quản lý đơn thuốc điện tử quốc gia tại tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân trên cả nước; phát triển các nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.

đ) Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng quản lý xét nghiệm thống nhất trên toàn quốc. Các kết quả xét nghiệm trong hồ sơ bệnh án điện tử được công nhận lẫn nhau giữa các cơ sở khám, chữa bệnh.

e) Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng quản lý tiêm chủng thống nhất trên toàn quốc. Triển khai nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở trên toàn quốc. Phát triển nền tảng giám sát dịch bệnh để quản lý bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm trên toàn quốc.

g) Xây dựng và tổ chức triển khai Nền tảng quản lý trạm y tế xã của tất cả các xã trên toàn quốc.

h) Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng hồ sơ sức khỏe cá nhân, mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân để hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị. Hồ sơ sức khỏe điện tử được cập nhật thường xuyên, lưu lại thông tin về tình trạng sức khỏe người dân trong suốt cuộc đời.

i) Phát triển các nền tảng hỗ trợ tư vấn sức khỏe trực tuyến, kết nối người dân với bác sĩ tư vấn.

k) Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng số kết nối các chuyên gia trong lĩnh vực y tế để thu thập, dán nhãn dữ liệu theo hình thức đóng góp của cộng đồng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ phân tích, chẩn đoán đề xuất liệu trình phù hợp. Phát triển nền tảng số về an toàn thực phẩm và nền tảng số quản lý môi trường y tế.

l) Tổ chức triển khai đào tạo chuyên ngành về y tế số tại các cơ sở đào tạo đại học, sau đại học trong ngành y tế.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

226 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào