Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong TPP.
Hiệp định TPP cho phép người xuất khẩu, người sản xuất và người nhập khẩu được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo Hiệp định này, Việt Nam được áp dụng một số thời gian chuyển đổi như sau:
Đối với hàng nhập khẩu, Việt Nam được bảo lưu áp dụng hình thức nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Đối với hàng xuất khẩu, có thể áp dụng song song 2 hình thức sau trong thời gian tối đa là 10 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam:
- Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) như hiện nay;
- Áp dụng cơ chế người xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ (approved exporter) (gần tương tự như trong ASEAN hiện nay);
Sau khoảng thời gian 10 năm này, Việt Nam sẽ phải áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hoàn toàn như các nước TPP khác.
Như vậy, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có thể xin cấp C/O bình thường trong vòng 10 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Để triển khai thực thi TPP, trong thời gian tới, sau khi Hiệp định TPP được Quốc hội phê chuẩn, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các quy định và hướng dẫn doanh nghiệp việc tự chứng nhận xuất xứ.
Nguồn: chinhphu.vn
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?