Trình tự kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu đã phát hành
Theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định về kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu (Có hiệu lực thi hành từ 14/12/2018) thì phương thức kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là một trong hai phương thức kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa. Theo đó, việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện trong trường hợp sau:
- Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa.
- Cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.
Trình tự kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BCT.
Trong đó, theo quy định tại Điều 9 Thông tư 39/2018/TT-BCT thì việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành được thực hiện theo trình tự sau đây:
1. Trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu,việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành được thực hiện theo trình tự sau:
- Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản yêu cầu kiểm tra kèm theo đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu.
- Thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra và trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa:
+ Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 39/2018/TT-BCT;
+ Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 39/2018/TT-BCT trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu gửi văn bản nhắc lại đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
- Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 39/2018/TT-BCT, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản giải trình không muộn hơn 5 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.
- Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư 39/2018/TT-BCT.
- Trường hợp quy tắc xuất xứ ưu đãi theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác về thời hạn thông báo và thời hạn gia hạn thông báo kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa cho cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
- Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu về kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 39/2018/TT-BCT, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi thông báo này bằng văn bản cho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa liên quan.
2. Trường hợp cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa, việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành theo xác suất, định kỳ hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ được thực hiện theo trình tự sau:
- Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản yêu cầu kiểm tra.
- Thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa bằng văn bản trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu kiểm tra nêu tại điểm a khoản 2 Điều 9 Thông tư 39/2018/TT-BCT.
- Trường hợp cần gia hạn thời gian trả lời đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa gửi cho cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa văn bản giải trình không muộn hơn 5 ngày làm việc trước khi đến thời hạn quy định. Trong quá trình kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành, cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thương nhân bổ sung chứng từ, tài liệu khi cần thiết.
- Cơ quan, tổ chức cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra xuất xứ hàng hóa sau khi kết thúc kiểm tra.
3. Trường hợp nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc cơ quan chức năng khác trong nước về việc kiểm tra hồ sơ chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã phát hành, thương nhân tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?