Người nộp thuế được xem là cá nhân cư trú khi nào? Thừa kế chứng khoán thì giá trị bị tính thuế TNCN là khi nào?
Người nộp thuế là cá nhân cư trú khi nào?
Theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng nộp thuế như sau:
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì cá nhận nộp thuế được xem là cá nhân cư trú khi đáp ứng các điều kiện về việc có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên hoặc 12 tháng liên tục hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam. Do đó, trong trường hợp bạn cư trú 5 tháng tại Việt Nam chưa đủ điều kiện về thời gian cư trú nhưng nếu bạn có nơi đăng ký thường trú hoặc hợp đồng thuê nhà để ở tại Việt Nam có thời hạn thì bạn vẫn được xem là cá nhân cư trú ở Việt Nam.
Thừa kế chứng khoán thì giá trị bị tính thuế là vào thời điểm nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 19 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về căn cứ tính thuế từ thừa kế, quà tặng như sau:
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với từng trường hợp, cụ thể như sau:
a) Đối với thừa kế, quà tặng là chứng khoán: giá trị tài sản nhận thừa kế là giá trị chứng khoán tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu. Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là chứng khoán là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng tính trên toàn bộ các mã chứng khoán nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào. Cụ thể như sau:
a.1) Đối với chứng khoán giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán.
a.2) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp trên: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá trị sổ sách kế toán của công ty phát hành loại chứng khoán đó tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất theo quy định của pháp luật về kế toán trước thời điểm đăng ký quyền sở hữu chứng khoán.”
Theo đó, giá trị tài sản nhận thừa kế là giá trị chứng khoán tại thời điểm đăng ký chuyển quyền sở hữu. Đối với chứng khoán giao dịch trên SGDCK thì căn cứ vào giá tham chiếu trên sợ tại thời điểm đăng ký quyền sở hữu. Đối với trường hợp khác thì căn cứ vào giá trị sổ sách kể toán của công ty phát hành chứng khoán đó tại thời điểm lập báo cáo tài chính gần nhất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?